Thời gian ngủ lý tưởng cho các độ tuổi khác nhau
Một câu hỏi xưa như trái đất: "Tôi cần ngủ bao nhiêu thời gian mỗi ngày?". Hiệp hội nghiên cứu về giấc ngủ quốc gia của Mỹ (NSF) và nhóm 18 nhà khoa học hàng đầu đã đánh giá hơn 300 nghiên cứu về giấc ngủ từ trước đến nay để cố gắng đưa ra thời gian ngủ lý tưởng dành cho các nhóm tuổi khác nhau.
Danh mục về thời gian ngủ được khuyến nghị cho các nhóm tuổi khác nhau đã được công bố trên tạp chí chuyên về giấc ngủ của NSF. Tuy nhiên, NSF cũng lưu ý là không có thời gian ngủ chính xác dành cho từng người và danh sách này là những số liệu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu khoa học đến thời điểm hiện nay.
Thanh thiếu niên từ 14-17 tuổi nên ngủ 8-10 giờ mỗi ngày.
Dưới đây là thời gian ngủ được các nhà khoa học khuyến nghị dành cho các độ tuổi khác nhau:
- Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14-17 giờ mỗi ngày.
- Trẻ sơ sinh (4-11 tháng): 12-15 giờ mỗi ngày.
- Trẻ em (1-2 tuổi): 11-14 giờ mỗi ngày.
- Trẻ mẫu giáo (3-5): 10-13 giờ mỗi ngày.
- Trẻ em tuổi đi học (6-13): 9-11 giờ mỗi ngày.
- Thanh thiếu niên (14-17): 8-10 giờ mỗi ngày.
- Thanh niên (18-25): 7-9 tiếng mỗi ngày.
- Người lớn (26-64): 7-9 tiếng mỗi ngày.
- Người già (65 tuổi trở lên): 7-8 giờ mỗi ngày.
Với nhóm người lớn, thời gian ngủ khuyến nghị trên không thay đổi so với những so với những lời khuyên lâu nay. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý trong danh mục này là nhóm độ tuổi thanh thiếu niên và trẻ ở độ tuổi đi học nên ngủ nhiều hơn khá nhiều so với nhóm người lớn.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).
