Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng 70% dân số thế giới trong 2 thập kỷ tới

Một nghiên cứu khoa học mới đây dự đoán rằng gần 3/4 dân số thế giới sẽ phải đối mặt với những thay đổi thời tiết khắc nghiệt trong vòng 2 thập kỷ tới.

Các mô hình tính toán cho thấy những biến đổi khí hậu cực đoan hơn nữa sẽ còn tiếp tục xảy ra, thậm chí còn nhanh hơn những gì chúng ta từng thấy trong những năm gần đây.

Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng 70% dân số thế giới trong 2 thập kỷ tới
Nhiệt độ không khí trên toàn cầu tiếp tục gia tăng tới điểm bất thường, đặc biệt là so với giai đoạn 1850-1900 (Ảnh: CICERO).

Điều này làm tăng khả năng xảy ra những điều kiện cực đoan nguy hiểm liên quan tới sóng nhiệt, mưa bão và ngập lụt. Chúng thậm chí có thể diễn ra đồng thời.

Thí dụ, sự gia tăng của lớp đất sét khô kết hợp với điều kiện khô hạn đang tạo ra các vụ cháy rừng thường xuyên và dữ dội hơn trên khắp thế giới. Vào năm 2022, một đợt nắng nóng nghiêm trọng xảy ra ở Pakistan, và ngay sau đó là trận lũ lụt lịch sử chưa từng có, ảnh hưởng đến hàng triệu người.

"Xã hội đặc biệt dễ bị tổn thương trước tốc độ thay đổi cực đoan cao, đặc biệt là khi nhiều mối nguy hiểm cùng gia tăng cùng một lúc", Bjørn Samset, nhà vật lý đại diện nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Quốc tế (CICERO) cho biết.

"Nếu chúng ta tiếp tục đi theo hướng hiện tại, những thay đổi nguy hiểm này sẽ ảnh hưởng đến 70% dân số thế giới", nghiên cứu nhấn mạnh. "Trường hợp khả dĩ nhất, chúng tôi tính toán rằng những thay đổi nhanh chóng của khí hậu sẽ ảnh hưởng đến ít nhất 1,5 tỷ người".

Dữ liệu từ Cơ quan khí hậu Copernicus của Châu Âu cho thấy Trái Đất vừa trải qua mùa hè nóng nhất trong lịch sử ở Bắc Bán Cầu. Không chỉ vậy, Nam Bán Cầu cũng đang trải qua một mùa đông ấm áp kỷ lục.

Thời
Lính cứu hỏa theo dõi đám cháy rừng ở California ngày 10/9 (Ảnh: AP).

Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu kể trên đã kéo theo những trận cháy rừng, lũ lụt, bão nhiệt đới, hạn hán… gây thiệt hại nghiêm trọng đến mùa màng, dẫn tới nạn đói ngày càng lan rộng, bệnh dịch phát triển.

Trong đó, tình trạng sóng nhiệt có thể gây ra sự căng thẳng do nhiệt và tỷ lệ tử vong cao ở cả người và vật nuôi, khiến toàn bộ hệ sinh thái bị ảnh hưởng, giảm năng suất nông nghiệp, gián đoạn giao thông.

Mặt khác, lượng mưa cực đoan có thể dẫn đến lũ lụt và thiệt hại cho các khu định cư, cơ sở hạ tầng, mùa màng và hệ sinh thái, gia tăng xói mòn và giảm chất lượng nước.

"Giống như những người sống trong vùng chiến sự với tiếng bom và tiếng súng liên hồi, chúng ta đang trở nên "điếc đặc" với những tiếng chuông và còi báo động từ hệ sinh thái bị đe dọa", Jennifer Francis, nhà khoa học khí hậu đến từ Trung tâm nghiên cứu khí hậu Woodwell, mô tả.

Các chuyên gia cho rằng, chúng ta chỉ có thể giảm bớt một phần tác động này thông qua việc cắt giảm khí thải nhà kính - điều mà tới nay vẫn chưa có chuyển biến thật sự rõ rệt.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông hôm nay, di chuyển rất nhanh

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông hôm nay, di chuyển rất nhanh

Dự báo khoảng trưa chiều nay (17/9), áp thấp nhiệt đới sẽ đi qua đảo Luzon của Philippines vào Biển Đông, sau đó di chuyển rất nhanh, mạnh lên thành bão, có thể tiến về các tỉnh miền Trung nước ta.

Đăng ngày: 17/09/2024
5 nguyên nhân khiến lũ quét, sạt lở tàn phá miền núi phía Bắc

5 nguyên nhân khiến lũ quét, sạt lở tàn phá miền núi phía Bắc

Theo chuyên gia, yếu tố địa hình, độ dốc, địa chất, ảnh hưởng biến đổi khí hậu với những đợt mưa lớn sau bão là nguyên nhân kích hoạt lũ quét, sạt lở tại các tỉnh vùng núi.

Đăng ngày: 17/09/2024
Các vua Nguyễn giải quyết ngập lụt ở đồng bằng Bắc Bộ ra sao?

Các vua Nguyễn giải quyết ngập lụt ở đồng bằng Bắc Bộ ra sao?

Là vùng đất thấp được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng, đồng bằng Bắc Bộ xưa hay xảy ra lụt lội. Để trị thủy khu vực này, các vua Nguyễn đều quan tâm đến việc đắp, tu bổ đê điều.

Đăng ngày: 17/09/2024
Nồng độ ozone trên mặt đất làm giảm khả năng hấp thu CO2 của rừng

Nồng độ ozone trên mặt đất làm giảm khả năng hấp thu CO2 của rừng

Các nhà khoa học phát hiện lượng ozone hiện tại do hoạt động của con người gây ra đã làm suy giảm đáng kể khả năng hấp thụ CO2 ròng từ khí quyển (NPP) tại tất cả các khu rừng nhiệt đới.

Đăng ngày: 16/09/2024
Sa mạc Sahara mưa nhiều bất thường

Sa mạc Sahara mưa nhiều bất thường

Đợt mưa lớn gấp nhiều lần mức trung bình tháng 9 hàng năm đang trút xuống sa mạc Sahara, một trong những khu vực khô nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 16/09/2024
Hình thành áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines

Hình thành áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết ở vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines) có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.

Đăng ngày: 16/09/2024
Đốt rác cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nhựa

Đốt rác cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nhựa

Các nhà khoa học cho biết, việc đốt nhựa ở bãi rác, cũng như đốt nhựa thành các đám cháy nhỏ cũng là một vấn đề lớn đối với hành tinh này tương tự như xả rác.

Đăng ngày: 14/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News