Thời tiết khắc nghiệt trên các hành tinh ngoài vũ trụ

Mưa thủy tinh, siêu bão hay nhiệt độ thay đổi chóng mặt là ba trong những hiện tượng đặc biệt xảy ra trên các hành tinh ngoài không gian.

Sao Mộc cách Trái đất khoảng 600 triệu km. Trên hành tinh này có Vết Đỏ Lớn, siêu bão đã hoạt động hơn 350 năm.

Siêu bão này không thể di chuyển lên phía bắc hay xuống phía nam. Nguyên nhân là do dòng khí trên và dưới siêu bão hạn chế hướng đi của nó. Tuy nhiên, Vết Đỏ Lớn có thể tự do di chuyển sang hai bên. Siêu bao này từng lớn đến mức có thể chứa vừa 3 Trái đất, nhưng giờ nó đã nhỏ lại. Với tốc độ gió hơn 400km/h, chắc chắn Vết Đỏ Lớn sẽ khiến bạn muốn tránh xa.

Hành tinh tiếp theo lại có những cơn mưa đặc biệt.

Thời tiết khắc nghiệt trên các hành tinh ngoài vũ trụ
Ngoại hành tinh HD 189733b.

Ngoại hành tinh HD 189733b không mưa nước mà mưa thủy tinh nóng chảy. Do đó, việc che ô bình thường không có tác dụng. Hành tinh này cách Trái đất 63 năm ánh sáng và thuộc dạng “sao Mộc nóng”, nghĩa là có kích thước tương đương sao Mộc nhưng gần sao chủ hơn nhiều so với khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.

Nhiệt độ trên hành tinh này có thể cao hơn 900 độ C, nung nóng các hạt silicat trên khí quyển và tạo nên mưa thủy tinh nóng chảy.

Mưa khác thường cũng xảy ra ở một số nơi khác trong vũ trụ.

Ví dụ, trên ngôi sao sơ khai HOPS-68 mưa tinh thể. Những tinh thể nhỏ màu xanh lá của khoáng vật ovilin rơi xuống HOPS-68 từ đám mây khí bao quanh. Tinh thể này cần nhiệt độ tương đương dung nham để hình thành, nên có thể chúng hình thành gần bề mặt ngôi sao, sau đó được phân tán ra vùng mây khí xung quanh rồi rơi trở lại như những hạt lấp lánh.

Nếu ghét việc thay đổi nhiệt độ chóng mặt, bạn nên tránh xa hành tinh tiếp theo.

Hành tinh HD 80606b cũng thuộc dạng “sao Mộc nóng”. Nhiệt độ nơi này có thể tăng gấp đôi chỉ trong 6 tiếng. Cụ thể, mức nhiệt có thể thay đổi từ 500 độ C thành hơn 1200 độ C. Nguyên nhân là do quỹ đạo hình elip đặc biệt của hành tinh này.

HD 80606b mất 111 ngày để quay quanh sao chủ. Khi đến gần sao chủ nhất, nó nhận được lượng ánh sáng gấp 800 lần lúc ở xa nhất. Nếu bước ra ngoài và thấy Mặt trời sáng hơn gấp 800 lần, có lẽ bạn sẽ chết ngày vì sức nóng quá lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Không GPS, không Google Map - các phi hành gia định vị trong vũ trụ như thế nào?

Không GPS, không Google Map - các phi hành gia định vị trong vũ trụ như thế nào?

Chúng ta đã không còn xa lạ với GPS và Google Map, những công cụ cho ta biết mình đang ở đâu trên bề mặt của Trái Đất, ở tọa độ thế nào. Và tọa độ thì được thể hiện bởi vĩ độ và kinh độ.

Đăng ngày: 22/06/2018
Trump lệnh cho quân đội Mỹ phải thống trị thiên hà

Trump lệnh cho quân đội Mỹ phải thống trị thiên hà

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh tạo ra một nhánh quân đội thứ 6 để thống trị không gian vũ trụ, theo báo Anh Daily Star.

Đăng ngày: 20/06/2018
Phát hiện luồng bụi kim cương lấp lánh trong vũ trụ

Phát hiện luồng bụi kim cương lấp lánh trong vũ trụ

Các nhà khoa học vũ trụ đã sử dụng Kính viễn vọng Green Bank ở Tây Virginia để khám sát 14 hệ thống sao sơ sinh, nằm trong Dải Ngân hà, và phát hiện ra một loại ánh sáng lạ.

Đăng ngày: 20/06/2018
Phát hiện ba hành tinh mới hình thành trong thiên hà của chúng ta

Phát hiện ba hành tinh mới hình thành trong thiên hà của chúng ta

Ba hành tinh trẻ này quay quanh một ngôi sao tên là HD 163296, nằm cách chúng ta khoảng 330 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Nhân Mã.

Đăng ngày: 19/06/2018
Tiếp cận nền văn minh ngoài Trái Đất thông qua mạng lưới vệ tinh

Tiếp cận nền văn minh ngoài Trái Đất thông qua mạng lưới vệ tinh

Những đám mây công nghệ nhân tạo trong vũ trụ, tương tự như mạng lưới vệ tinh viễn thông đang bao phủ quanh Trái Đất, rất có thể là dấu ấn của những nền văn minh ngoài Trái Đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Từ trường có lẽ đang làm chỗ dựa cho các cột sáng tạo

Từ trường có lẽ đang làm chỗ dựa cho các cột sáng tạo

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã lập nên một bản đồ chi tiết về từ trường bên trong các cột trụ, trở nên nổi tiếng bởi một bức ảnh hình tượng năm 1995 từ Kính viễn vọng không gian Hubble.

Đăng ngày: 19/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News