Thời tiết xấu, nhiều nơi không xem được sao băng
Sáng qua 18-11, mưa sao băng Leonids đã xuất hiện đúng như dự báo. Tuy nhiên do thời tiết xấu, nhiều nơi tại Việt Nam đã không thể quan sát được hiện tượng thiên văn kỳ thú này.
Những vệt sáng vào lúc sáng sớm tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Ảnh: People's Daily.
Tại Q.12 (TP.HCM), do bầu trời thường xuyên có mây mù, nhóm quan sát của CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) chỉ xem được 17 sao băng trong thời gian từ 2g - 3g30 sáng, sau đó mây trở nên dày đặc nên nhóm đã ngưng quan sát vào lúc 4g sáng.
Tại ĐH quốc gia Thủ Đức, nhóm của bạn Lê Bá Trung (thành viên HAAC) quan sát được hơn 10 sao băng cả đêm. Tại Cần Giờ, do không bị ô nhiễm ánh sáng, bạn Đinh Nguyễn Ngọc Lành quan sát được hơn 20 sao băng.
Vào thời gian được cho là cực điểm của mưa sao băng (khoảng 4g trở đi), do mây mù rất nhiều nên các nhóm quan sát được rất ít sao băng.
Tại Vĩnh Long, nhờ thời tiết tốt và địa điểm quan sát không bị ánh đèn, một thành viên HAAC đã thấy được 20 sao băng vào lúc cực điểm (từ 4g30 đến 5g sáng).
Tại Pleiku và Lâm Đồng, các nhóm quan sát không thấy gì do trời đầy mây và sương mù. Còn tại các tỉnh phía bắc như Ninh Bình, Hà Nội, theo lời bạn Trương Ngọc Khánh (một thành viên HAAC) cũng không quan sát được do mây mù và lạnh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
