Thông điệp đầu tiên phát đi trên Internet là gì?

Hiện nay, Internet đã trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng của loài người. Mỗi ngày, chúng ta gửi đi hàng tỷ tin nhắn qua mạng xã hội hay thư điện tử. Mặc dù vậy, rất ít người biết được thông điệp đầu tiên được gửi đi nhờ Internet có nội dung gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

  • Facebook Lite giải pháp cho kết nối internet chậm
  • Cần 136 tỷ trang giấy A4 để in hết nội dung Internet
  • Internet sẽ ra sao trong 5, 10 hay 15 năm tới?

Có bao nhiêu người trong chúng ta biết đến thông điệp đầu tiên xuất hiện trên Internet?

Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara. Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network – WAN) đầu tiên được xây dựng.

Theo một tập hồ sơ mang tên IMP Log của trường đại học California (ULCA), vào lúc 22h30 ngày 29/10/1969, giáo sư Leonard Kleinrock cùng với học trò của mình, chuyên gia lập trình Charley Kline, đã thực hiện truyền tải một thông điệp thử nghiệm qua ARPANET từ máy chủ SDS Sigma 7 đặt tại ULCA đến máy chủ SDS 940 tại Viện nghiên cứu SRI.

Thông điệp đầu tiên phát đi trên Internet là gì?
Ảnh chụp bìa hồ sơ IMP Log.

Tin nhắn nguyên mẫu là một từ đơn giản "login" - có nghĩa là đăng nhập. Mặc dù vậy, sau khi truyền tín hiệu của 2 chữ cái "L" và "O" thì SDS Sigma 7 bất ngờ tắt ngấm do mất điện, do đó phía SDS 940 chỉ nhận được tín hiệu "LO". Đây chính là thông điệp đầu tiên mà loài người truyền đi trên Internet, mặc dù vậy sau khi có điện trở lại thì Leonard Kleinrock và Charley Kline vẫn gửi đủ tin nhắn "login" như họ muốn.

Thông điệp đầu tiên phát đi trên Internet là gì?
Nhật ký ghi lại quá trình gửi tin quả ARPANET ngày 29/10/1969.

Từ một tín hiệu 2 chữ cái, chúng ta đã có một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển Internet của thế giới. Thậm chí, sau này Leonard Kleinrock đã nói vui rằng ông không nghĩ 2 chữ cái đó có thể thay đổi nhiều thứ như vậy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản được cho là đang trở lại nhóm cường quốc về siêu máy tính khi mới đây Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết sẽ chi 173 triệu đô để chế tạo một siêu máy tính có khả năng thực hiện 130 triệu tỉ phép tính mỗi giây (130 petaflops).

Đăng ngày: 27/11/2016
Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Theo báo cáo mới nhất năm 2016 được Liên minh viễn thông thế giới (ITU) vừa công bố, có 47,1% dân số thế giới đã được tiếp cận internet, tăng từ mức 43% của năm 2015.

Đăng ngày: 24/11/2016
Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc bắt đầu phát triển hệ thống siêu máy tính có khả năng thực hiện hơn một tỷ tỷ phép tính mỗi giây, nhanh gấp 10 lần máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay.

Đăng ngày: 03/11/2016
Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Đã 20 năm trôi qua kể từ ngày virus máy tính đầu tiên xuất hiện, đã có nhiều virus mới ra đời nhưng điển hình trong số này chỉ có 13 loại virus nguy hiểm nhất và gây ra thiệt hại ở mức cao nhất.

Đăng ngày: 28/10/2016
Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ huy hoàng và những nỗi khổ của các tín đồ công nghệ mà thế hệ 10x ngày nay sẽ không thể nào tưởng tượng ra nổi.

Đăng ngày: 17/10/2016
Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Trong nhiều trường hợp, máy tính và Internet có thể giảm được số lượng lớn giấy tờ mà chúng ta cần phải sử dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, đôi khi sử dụng giấy mực trong một số trường hợp giúp thuận tiện hơn nhiều.

Đăng ngày: 05/10/2016
Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Việc này đặc biệt có ích khi một chương trình phải xử lý song song các khối dữ liệu khổng lồ mà không làm tốc độ thực thi chậm hơn.

Đăng ngày: 01/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News