"Thông điệp" từ tảng thiên thạch thứ tư trên Sao Hỏa

Tàu thăm dò Sao Hỏa Curiosity của NASA đã vấp phải một tảng đá có vẻ như rơi từ ngoài vũ trụ xuống Sao Hỏa.

Tảng đá này nhỏ, có màu xám đậm nên nó nổi bật lên giữa bề mặt đỏ đặt trưng của Sao Hỏa.

NASA đặt tên cho tảng đá bí ẩn này là Ames Knob, và phân tích nó bằng quang phổ kế lấy được từ thiết bị bắn laser ChemCam của tàu Curiosity, để xác định các thành phần thuộc tính.

"Bạn thậm chí có thể nhìn thấy trong bức ảnh có ba điểm mà tia laser của ChemCam đã bắn vào Ames Knob", phát ngôn viên Guy Webster của NASA gửi mail cho tờ Space từ Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực ở Pasadena, California.

Kết quả thu được của ChemCam cho thấy rằng Ames Knob là một tảng thiên thạch sắt-niken. Ames Knob rộng khoảng 10cm, dài khoảng14 cm, là tảng thiên thạch thứ tư mà Curiosity đã tìm thấy trên Sao Hỏa.

Thông điệp từ tảng thiên thạch thứ tư trên Sao Hỏa
Tảng thiên thạch tàu thăm dò chụp được. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/MSSS).

Vào tháng 5 năm 2014, tàu thăm dò đã cán qua hai thiên thạch sắt lớn được gọi là Littleton và Lebanon, rộng khoảng 2 mét. Và cuối năm ngoái, Curiosity bắt gặp một thiên thạch nhỏ bằng quả bóng golf, tên là Trứng Đá.

Tàu thăm dò Curiosity có kích cỡ tương đương một chiếc xe hơi thể thao đã đổ bộ lên miệng núi lửa Gale của Sao Hỏa vào tháng 8 năm 2012. Những quan sát của tàu nhanh chóng cho thấy Gale xưa kia từng có hệ thống sông hồ lâu đời.

Curiosity đến núi Sharp cao 5,5km, nằm giữa miệng núi lửa Gale, vào tháng 9 năm 2014 sau quãng đường đi suốt 14 tháng. Kể từ đó, chú robot sáu bánh xe bắt đầu chuyển chế độ làm việc là leo núi, phân tích các lớp đá để tìm manh mối về môi trường Sao Hỏa cổ đại.

Các nhà khoa học hy vọng chuyến leo núi này sẽ giúp họ hiểu nhiều hơn tại sao Sao Hỏa biến đổi ghê gớm từ một hành tinh nóng ẩm biến thành khô và lạnh như ngày nay.

"Những thiên thạch mà Curiosity và những tàu thăm dò trước như Spirit và Opportunity tìm thấy có thể giải đáp được những câu hỏi này", kỹ thuật viên Roger Wiens của ChemCam tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở New Mexico cho biết.

"Chúng tôi hy vọng những thiên thạch sẽ có thể cho chúng ta biết một số thông tin về môi trường của Sao Hỏa, chẳng hạn như chúng đã rơi vào đất hay nước, hoặc độ dày đặc của không khí như thế nào vào lúc chúng rơi", Wiens viết trong email.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc xây kính thiên văn dò sóng hấp dẫn ở độ cao 5000m

Trung Quốc xây kính thiên văn dò sóng hấp dẫn ở độ cao 5000m

Trung Quốc bắt đầu xây kính thiên văn dò sóng hấp dẫn cao nhất thế giới tại Tây Tạng, cao 5.000m trên mực nước biển

Đăng ngày: 22/01/2017
NASA sắp thám hiểm tiểu hành tinh trị giá 10 tỷ tỷ USD

NASA sắp thám hiểm tiểu hành tinh trị giá 10 tỷ tỷ USD

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ bắt đầu sứ mệnh khám phá tiểu hành tinh 16 Psyche chứa toàn sắt và niken trị giá 10 tỷ tỷ USD vào năm 2023.

Đăng ngày: 22/01/2017
NASA nghiên cứu hành vi con người trong môi trường giống sao Hỏa

NASA nghiên cứu hành vi con người trong môi trường giống sao Hỏa

Các nhà khoa học sẽ sống 8 tháng tại nhà mái vòm ở Hawaii, Mỹ để nghiên cứu sự thay đổi hành vi của con người trong môi trường mô phỏng sao Hỏa.

Đăng ngày: 21/01/2017
Có bao nhiêu thiên hà trong vũ trụ?

Có bao nhiêu thiên hà trong vũ trụ?

Có đến 2 nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ có thể quan sát được, nhiều hơn gấp 10 lần so với dự đoán ngày trước.

Đăng ngày: 20/01/2017

"Con rùa đen" lớn gấp đôi Trái Đất trên Mặt Trời

Kính thiên văn ALMA hé lộ chi tiết mới từ những quan sát đầu tiên về Mặt Trời, bao gồm vệt đen khổng lồ giống hệt con rùa đang bơi ngang bề mặt thiên thể.

Đăng ngày: 20/01/2017
Hình ảnh cơn bão khổng lồ nghi có người ngoài hành tinh ẩn náu trên sao Mộc

Hình ảnh cơn bão khổng lồ nghi có người ngoài hành tinh ẩn náu trên sao Mộc

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA mới công bố những hình ảnh về cơn bão bí ẩn trên sao Mộc khiến một số thợ săn UFO tin đó là nơi con tàu của người ngoài hành tinh đang ẩn náu.

Đăng ngày: 19/01/2017
Trái đất thứ 2 có thể là một

Trái đất thứ 2 có thể là một "địa ngục trần gian"

Vào tháng 8/2016, ESO (Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu) đã xác nhận sự tồn tại của một tinh cầu Proxima b được mệnh danh là

Đăng ngày: 19/01/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News