Thông minh hơn nhờ thạo 2 ngôn ngữ

Nói được từ 2 ngôn ngữ trở lên không chỉ mở ra thế giới mới trong thời đại toàn cầu hóa, mà còn giúp não phát triển hơn.

Phát hiện mới cho thấy việc thành thạo 2 ngôn ngữ tạo nên sự thay đổi trong hoạt động của não bộ. Nó có thể ảnh hưởng sâu sắc đến não, thậm chí cải thiện các khả năng nhận thức không hề liên quan đến ngôn ngữ, và tạo lá chắn vững chắc chống tình trạng mất trí nhớ ở người già.

Phát hiện trên hoàn toàn khác với ý kiến về việc một người thành thạo 2 ngôn ngữ trong thế kỷ 20. Các nhà nghiên cứu, giáo dục và xây dựng chính sách từng xem ngôn ngữ thứ 2 giống như một dạng can thiệp, cản trở sự phát triển của khả năng học tập và trí thông minh. Tuy nhiên, họ cũng không hoàn toàn sai về khoản “can thiệp”. Có nhiều ví dụ cho thấy các hệ thống 2 ngôn ngữ trong não cùng kích hoạt dù người đó chỉ đang sử dụng một. Điều này tạo ra tình huống một hệ thống cản trở cái còn lại.

Thông minh hơn nhờ thạo 2 ngôn ngữ
Thành thạo 2 ngôn ngữ giúp cải thiện khả năng xử lý của não

Nhưng phát hiện mới của giới chuyên gia cho thấy chính sự can thiệp đó buộc não phải giải quyết xung đột nội tại, tạo môi trường tập luyện để tăng cường khả năng nhận thức. Ví dụ, người thông thạo 2 ngôn ngữ dường như giải các câu đố giỏi hơn người chỉ nói 1 ngôn ngữ, theo báo The New York Times dẫn kết quả nghiên cứu vào năm 2004 của các chuyên gia Ellen Bialystok và Michelle Martin-Rhee. Các nghiên cứu dạng này cho thấy việc thành thạo 2 ngôn ngữ cải thiện hiệu quả chức năng quản trị của não.

Tại sao sự xung đột giữa 2 hệ thống ngôn ngữ lại cải thiện những khía cạnh nhận thức? Chuyên gia Albert Costa của Đại học Pompea Fabra (Tây Ban Nha) cho rằng sự khác biệt chủ chốt giữa người nói thạo 2 ngôn ngữ và người chỉ nói tiếng mẹ đẻ có thể nằm ở khả năng giám sát môi trường xung quanh. “Người nói 2 thứ tiếng buộc phải chuyển đổi ngôn ngữ thường xuyên, như dùng tiếng Ý nói với người này và tiếng Đức nói với người kia”, The New York Times dẫn lời ông Costa. Trong một nghiên cứu so sánh người nói tiếng Đức - Ý và người chỉ nói tiếng Ý, người nói tiếng Đức - Ý không những thực hiện các nhiệm vụ theo dõi - giám sát tốt hơn, mà còn sử dụng hiệu quả phần não triển khai hoạt động này.

Các chuyên gia còn phát hiện không bao giờ muộn khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới, vì tác dụng xảy ra đối với mọi độ tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người già. Biết thêm ngoại ngữ, và càng thành thạo, thì càng đẩy lùi được nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ và những triệu chứng của bệnh Alzheimer, theo nghiên cứu của Đại học California tại San Diego.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News