Thóp đầu của trẻ sơ sinh: những điều mẹ nên biết!

Những bà mẹ có kinh nghiệm nuôi con thường hay quan sát và để ý với những thay đổi của thóp đầu trẻ. Vậy điều này quan trọng thế nào đối với sức khỏe của trẻ? Hãy cũng tìm hiểu xem nhé!

Thóp đầu là gì?

Phần đỉnh đầu của trẻ có một phần xương chưa khép hoàn toàn gọi là thóp đầu hoặc cửa đỉnh đầu. Nhiều người nghĩ thóp đầu chỉ có một phần duy nhất nhưng thực ra nó có đến 2 phần. Phần thóp trước có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Phần thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

Trong khi thóp sau gần như khép lại sau khi đứa trẻ chào đời (nếu còn lại chỉ rất nhỏ như đầu móng tay và sau 4 tháng chào đời gần như đã khép hẳn) thì thóp trước lại trải qua một quá trình thay đổi liên tục. Trẻ sơ sinh có thóp trước trung bình là 2,1cm, dao động từ 0,6 - 3,6cm. Điều đặc biệt là với trẻ sinh non hay trẻ đủ tháng, thóp đầu đều tương tự nhau.

Thời điểm đóng thóp

Thóp đầu của trẻ sơ sinh: những điều mẹ nên biết!
Trẻ tròn một tuổi, thóp có thể đóng lại hoàn toàn.

Khi mẹ sờ lên đỉnh đầu trẻ không thấy khoảng da mềm nữa tức là thóp đã đóng lại. Trung bình, mỗi trẻ mất khoảng 14 tháng để đóng thóp. Có khoảng 1% trẻ đóng thóp sau sinh 3 tháng. Với trẻ tròn một tuổi, tỷ lệ này là 38,8% và khi trẻ lên 2 tuổi thì tỷ lệ này gần như tuyệt đối 96%.

Chức năng của thóp

Các thóp trước và sau cùng với các đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ mang một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là bảo vệ cho não bộ của bé khỏi các tác động bên ngoài. Khi bé qua ngã âm đạo, đầu bé bị ép chặt lại. Do đó, như một sắp đặt của tạo hóa, các thóp đầu lúc này đóng vai trò như một khoảng hở để não được đàn hồi, giúp trẻ thoát ra ngoài mà không bị đau hoặc chảy máu trong não, vùng mắt và màng xương.

Ngoài ra, khi trẻ lọt lòng, thóp đóng vai trò như một cái đệm bảo vệ não bé khỏi chấn động từ bên ngoài khi bé ngã.

Kích thước của thóp

Hình dạng của thóp như một hình bình hành, kích thước từ 0,5 x 0,5cm tới 3 x 3cm. Kích thước lớn nhất và kích thước nhỏ nhất có một sự chênh lệch khá lớn vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Một phần là do kích thước đầu của bé quy định. Một phần khác là do di truyền. Nhưng một sự thật rất thú vị là thực đơn của người mẹ trong thai kỳ lại mang tính quy định hơn cả. Nếu trong thời gian bầu bí, mẹ bổ sung nhiều thức ăn, thức uống giàu canxi thì kích thước thóp của trẻ sinh ra cũng sẽ nhỏ hơn.

Cảnh giác khi thóp đóng sớm hoặc muộn

Những hiện tượng thóp đóng sớm hoặc muộn hơn thời điểm cần thiết đều có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó cần được xem xét chuyên môn.

Trường hợp thóp đóng sớm

Thóp khép sớm sẽ làm cản trở đại não phát triển và giảm trí tuệ của trẻ. Có những lý do để thóp đóng sớm:

  • Bẩm sinh.
  • Não hoặc xương đầu của trẻ cốt hóa quá sớm.
  • Do mẹ bị phơi nhiễm tia X-quang trong thời gian dài
  • Một số trường hợp viêm não khiến đại não ngừng phát triển gây nên hiện tượng đóng thóp sớm.

Thóp đóng muộn

Nếu thóp không đóng lại dù đã quá thời gian hoặc tiếp tục mở rộng khi trẻ thêm tuổi rất có thể vì do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng khiến xương chậm cốt hóa. Mặt khác có thể do não to bất thường dẫn đến tình trạng thóp đóng muộn.

Nhận biết tình trạng sức khỏe trẻ qua thóp

Thóp đầu của trẻ sơ sinh: những điều mẹ nên biết!
Thóp trước lõm có thể trẻ đang thiếu nước.

Với trẻ bình thường, thóp bằng phẳng. Nếu quan sát sẽ thấy thóp phập phồng theo nhịp tim trẻ. Khi sờ lên đỉnh đầu, có thể cảm nhận phần da mềm và lõm xuống.

Để quan sát, bố mẹ có thể nhìn hoặc sờ để biết tình trạng sức khỏe của con. Nếu thấy thóp trẻ có một trong những dấu hiệu bất thường sau nên cho trẻ đi khám.

  • Thóp trước phồng lên trông đầy đặn khác thường. Điều này chứng tỏ nội sộ tăng áp lực, một trong những biểu hiện của viêm màng não, úng não thủy hoặc huyết áp.
  • Nếu thóp trước lõm có thể quan sát được có thể trẻ đang thiếu nước do nôn hoặc tiêu chảy hay tình trạng suy dinh dưỡng nặng.

Lưu ý: Mỗi khi trẻ khóc, thóp vẫn nhô lên. Đây là trường hợp bình thường, bố mẹ không nên lo lắng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Sự thật tác dụng của caffeine và taurine trong nước tăng lực

Sự thật tác dụng của caffeine và taurine trong nước tăng lực

Nước tăng lực thường được quảng cáo là giúp người uống cảm thấy sảng khoái, tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.

Đăng ngày: 06/06/2018
Điều gì xảy ra khi bạn uống trà quá nhiều?

Điều gì xảy ra khi bạn uống trà quá nhiều?

Lo lắng, suy thận, táo bón, làm rối loạn giấc ngủ, gây hại tim mạch, ung thư là những vấn đề sức khỏe xảy ra khi bạn uống trà quá nhiều.

Đăng ngày: 05/06/2018
Kiểm tra răng sữa, phát hiện tự kỷ chính xác 90%

Kiểm tra răng sữa, phát hiện tự kỷ chính xác 90%

Theo các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Icahn (Mount Sinai, New York, Mỹ), rối loạn phổ tự kỷ ghi dấu ấn sinh học lên con người thông qua sự chuyển hóa kim loại trong cơ thể.

Đăng ngày: 05/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News