Thu được những tín hiệu bí ẩn từ vũ trụ
Từ cuối tháng tư cho đến nay, các nhà khoa học của NASA đã bắt được thông tin được mã rất lạ gửi về từ tàu Voyager 2. Họ đang tìm kiếm chiếc chìa khoá để giải mã những dữ liệu đã nhận được nhưng chưa thành công.
Hình ảnh tàu Voyager 2. (Ảnh: Blogspot)
Tàu Voyager 2 khởi hành từ Trái đất vào ngày 20/8/1977, sau “người anh em” của nó là Voyager 1 đúng hai tuần. Hiện nay, hai thiết bị bay này là những vật thể do con người gửi vào vũ trụ đã đi xa nhất, với khoảng cách xấp xỉ 20 tỷ kilomet.
Sau 33 năm bay trong vũ trụ tăng tốc khá chậm, hai con tàu đã bay gần chạm tới ranh giới của Hệ Mặt trời. Nếu đúng như kế hoạch đã vạch ra, thì 5 năm nữa những vật thể bay này sẽ thoát ra khỏi hệ Mặt trời. Voyager 1 hoàn toàn còn khả năng làm việc nhưng Voyage 2 xuất hiện đôi chút trục trặc nhỏ.
Những phân tích sơ bộ chứng tỏ Voyager 2 nói chung vẫn hoạt động tốt trừ bộ phận chịu trách nhiệm mã hoá các số liệu trước khi gửi về Trái đất đã gây khó khăn cho các chuyên gia, và họ đành phải tạm hoãn việc gửi đi các lệnh phụ. Tình hình trở nên phức tạp vì hiện Voyager 2 ở cách Trái đất quá xa, các tín hiệu gửi đi hoặc gưỉ về mất 13 giờ nên việc phản hồi mỗi lệnh mất hơn môt ngày đêm, và với thời gian như vậy không biết bao nhiêu sự kiện mới đã xảy ra cũng như đã mất đi.
Cho tới nay, những kỹ sư của NASA vẫn rất lạc quan. Một trong số họ, Ed Stone nói: "Ngay từ đầu, nhiệm vụ của Voyager 2 là chỉ bay đến Thổ tinh (Saturn) sau 4 năm, nhưng bây giờ đã 33 năm mà các con tàu thăm dò này vẫn tiếp tục gửi cho chúng tôi những dữ liệu vô giá. Nó đã chụp những tấm ảnh rất ấn tượng về Thiên vương tinh (Uran) và Hải vương tinh (Neptune), mà cho tới nay chưa ai nhìn thấy ở khoảng cách gần đến như vậy. Chúng tôi đang cố gắng làm những gì có thể để con tàu thăm dò kéo dài được những nghiên cứu của nó”.
Về tầm quan trọng của những dữ liệu khoa học, TS KHKT Iuri Krưlov, PGS Bộ môn Viễn thông Vũ trụ, ĐH Hàng không vũ trụ mang tên Tsiolkovxki bình luận: “Dự án Voyager là dự án thành công nhất trong Lịch sử nghiên cứu vũ trụ . Cả hai tàu thăm dò lần đầu tiên đã chụp được những tấm ảnh về Mộc tinh (Jupiter) và Thổ tinh, đã bay tới được Thiên Vương tinh và Hải vương tinh. Chúng trở thành vật thể vũ trụ thứ ba và thứ tư của loài người vượt khỏi giới hạn của Hệ Mặt trời”.
Phần không kém quan trọng của dự án là “Những chiếc đĩa vàng”, gửi theo các tàu thăm dò. Trên chiếc đĩa lưu giữ những thông tin về nền văn minh của Trái đất bao gồm khoa học, nghệ thuật, những tấm ảnh, tư tưởng và cảm nhận của loài người, âm nhạc và nền văn hoá của các dân tộc. Nhiệm vụ của những vật thể này là thông báo về sự tồn tại của chúng ta lúc tiếp xúc với những nền văn minh ngoài Trái đất. Chắc chắn đó là điều sẽ xảy ra.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy
Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?
