Thú móng guốc giúp duy trì băng vĩnh cửu

Sự hiện diện của ngựa, bò rừng hay tuần lộc ở vùng cực có thể làm chậm tốc độ tan băng vĩnh cửu, giúp chống biến đổi khí hậu.

Tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đang tan nhanh. Như một hệ quả, vi khuẩn bắt đầu phá vỡ carbon hữu cơ mắc kẹt bên trong và giải phóng một lượng lớn khí methan và CO2 vào khí quyển, làm trầm trọng thêm biến đổi khí hậu. Một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Scientific Reports hôm 17/3, cho thấy những đàn thú móng guốc lớn có thể giúp làm chậm hiệu ứng này.

Thú móng guốc giúp duy trì băng vĩnh cửu
Thú móng guốc giúp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. (Ảnh. IFL Science).

Các chuyên gia từ Đại học Hamburg của Đức đã tiến hành thí nghiệm trên các đàn bò rừng, ngựa và tuần lộc tại công viên Pleistocene ở thành phố Chersky, phía đông bắc nước Nga. Những động vật móng guốc này được tái định cư trong khu vực từ hơn 20 năm trước với mục đích theo dõi tác động của chúng lên tầng đất đóng băng vĩnh cửu phía dưới.

Vào mùa đông, tầng băng giá vĩnh cửu ở Chersky chỉ được duy trì ở mức -10°C, "ấm" hơn nhiều so với nhiệt độ không khí phía trên (có thể xuống tới -40°C). Điều này là do tuyết rơi dày tạo thành một lớp ngăn cách mặt đất với không khí, khiến băng vĩnh cửu ở phía dưới có nhiệt độ cao hơn. 

Nhóm nghiên cứu nhận thấy sự hiện diện của các đàn thú móng guốc sẽ làm nén và phân tán lớp tuyết bề mặt. Cụ thể, cứ 100 con vật sống trong một khu vực rộng 1 km2, chiều cao trung bình của lớp tuyết sẽ giảm đi một nửa. Điều này làm giảm đáng kể tác dụng cách nhiệt của nó và qua đó, tăng cường khả năng đóng băng của tầng băng giá vĩnh cửu.

Các nhà khoa học đã sử dụng một mô hình khí hậu đặc biệt để mô phỏng các quá trình biến đổi nhiệt độ trên mặt đất. Kết quả cho thấy: nếu lượng khí thải nhà kính không được kiểm soát, nhiệt độ mặt đất có thể tăng thêm 3,8°C vào năm 2100, khiến một nửa lượng băng vĩnh cửu của nó tan chảy. Tuy nhiên, với phương pháp tái định cư các đàn thú móng guốc, mặt đất chỉ nóng lên thêm 2,1°C (ít hơn 44%), giúp duy trì 80% lượng băng vĩnh cửu.

Nhóm nghiên cứu đang xem xét các tác dụng phụ tiềm năng của phương pháp, ví dụ như vào mùa hè, liệu các loài thú ăn cỏ này có phá hủy lớp rêu và thảm thực vật cách nhiệt, dẫn tới lằm tăng nhiệt độ mặt đất hay không. Trong giai đoạn tiếp theo, họ muốn hợp tác với các nhà sinh vật học để tìm cách mở rộng phạm vi sinh sống của các loài thú móng guốc ở Bắc Cực.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn

Bí ẩn "quái thú" lang thang khắp thế giới cùng những loài người khác

Các nhà khoa học phát hiện ra những loài người cổ 2 triệu năm trước đã chia sẻ mô hình di cư với một trong những quái thú ghê rợn nhất địa cầu.

Đăng ngày: 18/03/2020
Bạn nên tắm cho chú chó cưng bao lâu một lần?

Bạn nên tắm cho chú chó cưng bao lâu một lần?

Loài chó không hào hứng với việc tắm rửa cho lắm, nhưng định kỳ chải lông sạch sẽ cho chúng vẫn là một việc quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Đăng ngày: 15/03/2020
Rồng Komodo cái tự sinh sản mà không cần con đực

Rồng Komodo cái tự sinh sản mà không cần con đực

Charlie, một cá thể rồng Komodo cái ở sở thú Chattanooga, bang Tennessee, Mỹ đã đẻ ra 3 quả trứng và ấp nở thành các con con mà không cần giao phối với bất cứ con đực nào.

Đăng ngày: 12/03/2020
Lạc giữa vương quốc rắn ở Việt Nam, đủ loại từ hiền đến kịch độc

Lạc giữa vương quốc rắn ở Việt Nam, đủ loại từ hiền đến kịch độc

Nếu thuộc tuýp yêu thiên nhiên hoang dã, du khách nên đến xem "vương quốc rắn" đủ sắc màu gồm cả những loài có độc tố cao ngay tại Việt Nam.

Đăng ngày: 12/03/2020
Tại sao nhựa là một điểm thu hút chết người đối với rùa biển?

Tại sao nhựa là một điểm thu hút chết người đối với rùa biển?

Các nhà khoa học có bằng chứng mới để giải thích tại sao nhựa lại nguy hiểm đối với rùa biển: các loài động vật nhầm lẫn mùi hương của nhựa với thức ăn.

Đăng ngày: 11/03/2020
Tại sao loài chó có mũi lạnh hơn nhiệt độ bình thường?

Tại sao loài chó có mũi lạnh hơn nhiệt độ bình thường?

Theo một nghiên cứu mới, loài chó có mũi lạnh hơn bình thường không phải ngẫu nhiên mà vì chúng là máy dò nhiệt siêu nhạy.

Đăng ngày: 09/03/2020
Vì sao mèo nhà có bàn chân màu trắng?

Vì sao mèo nhà có bàn chân màu trắng?

Nếu bạn nhìn thấy một con mèo nhà, tỷ lệ cao là nó sẽ có bàn chân màu trắng. Nhưng chi tiết này lại rất ít gặp trên bàn chân của mèo rừng, loài vật có họ hàng với mèo nhà.

Đăng ngày: 08/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News