Thủ phạm gây chứng đãng trí và cách chữa

Từ những chuyến bay dài cho đến việc ăn không đủ lượng thịt, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hay quên. Tuy nhiên, căn bệnh này không phải không có cách chữa.

Đã nhiều lần bạn bước vào bếp và nhận ra rằng, mình không còn nhớ vào bếp để làm gì? Bạn cũng không thể nhớ nổi tên của người bạn vừa quen cách đó ít giây?

Lời giải thích quen thuộc cho dạng “mất trí nhớ thể nhẹ” này là não của bạn bị quá tải thông tin, hoặc là bạn đang già đi.

Tuy nhiên, đôi khi việc mất trí nhớ một cách đột ngột, nhất là ở những người còn trẻ, có thể là dấu hiệu đáng lo ngại và cần được kiểm tra kỹ lưỡng, bác sĩ Michael Gross của Trung tâm Thần kinh học Middlesex khuyến cáo.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh hay quên, cũng như lời khuyên đưa ra cho bạn từ các chuyên gia trên DailyMail:

1. Không đủ acid trong dạ dày

Vitamin B12 – thường được tìm thấy trong thịt, cá, các sản phẩm từ sữa, có vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra tế bào hồng cầu. Không những vậy, nó còn có liên hệ trực tiếp tới trí nhớ của bạn.

Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ nhận thấy, việc thiếu vitamin B12 sẽ khiến cho con người gặp rắc rối về trí nhớ và tư duy. Do B12 chủ yếu có trong thịt, sữa nên những người ăn kiêng cần để ý bổ sung vitamin B12 bằng dược phẩm.

Một nguyên nhân phổ biến khác nữa là khi bạn già, lượng acid trong dạ dày sẽ giảm đi, trong khi đây là yếu tố rất quan trọng để cơ thể có thể hấp thụ vitamin B12. Do đó, nhiều người lớn tuổi bị chẩn đoán nhầm là đãng trí dù trên thực tế, họ chỉ bị thiếu hụt B12 mà thôi. Các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện việc này bằng cách thử máu.

2. Huyết áp cao

Với những người dưới 45 tuổi đã hay quên thì có thể thủ phạm là huyết áp của họ. Theo nghiên cứu của Đại học Alabama, những người bị huyết áp cao sẽ gặp rắc rối về trí nhớ và năng lực tư duy hơn so với người có huyết áp bình thường.

Quả thực, huyết áp cao sẽ gây tổn thương vành trong động mạch. Để chống lại, vành động mạch sẽ phát triển dày và cứng hơn, khiến cho lượng máu chảy tới não bị ít đi.

Tin tốt là không bao giờ quá muộn để đối phó với huyết áp cao. Tập thể thao, ăn uống lành mạnh và giảm cân sẽ giúp cải thiện sức khỏe cũng như trí nhớ của bạn.

3. Tuyến giáp

Nếu như bạn mệt mỏi, tăng cân, trầm cảm và hay quên, đó có thể liên quan đến tuyến giáp.

Bệnh xảy ra khi tuyến giáp không thể sản sinh ra một loại hormone có tên thyroxine, vốn quyết định mức độ năng lượng mà cơ thể sử dụng. Nếu hormone thiếu hụt, mọi thứ liên quan đến cơ thể đều bị giảm tốc, bao gồm cả chức năng của não.

Việc thử máu sẽ nhanh chóng phát hiện ra bệnh và bạn có thể dùng thuốc thay thế hormone để cải thiện tình trạng.

4. Mãn kinh

Một nghiên cứu của Đại học California xác nhận lượng oestrogen (tiết tố nữ) giảm mạnh sẽ tác động đến não, cụ thể là trí nhớ, nhất là trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Rất may là trạng thái hay quên này không kéo dài vĩnh viễn. Việc bổ sung tiết tố nữ hoặc hormone progesterone trong giai đoạn này sẽ giúp ích rõ rệt.

5. Chứng đau nửa đầu

Nếu bạn hay bị đau nửa đầu, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải hội chứng mất trí nhớ một phần. Về cơ bản, khi bạn nhớ lại các sự kiện mới xảy ra (trong vòng 24 giờ), ký ức của một vài giờ sẽ giống như một khoảng trắng. Bạn không thể nhớ mình đang ở đâu hay mình đến đó như thế nào, nhưng bạn vẫn biết mình là ai.

Hội chứng mất trí nhớ tạm thời có thể xảy ra khi bạn ngâm mình đột ngột trong nước nóng hoặc nước lạnh, bị xúc động quá mức hay “lên đỉnh”. Rất may là bệnh này không phổ biến và chỉ xảy ra một lần trong đời – không tái lặp – mà thôi.

6. Những chuyến đi dài

Những chuyến đi dài có thể khiến bạn chóng mặt, ngất ngây và mệt mỏi do thiếu ngủ. Tình trạng hay quên này còn tiếp tục kéo dài nhiều ngày sau khi bạn đã trở lại với lịch sinh hoạt 24 giờ bình thường.

Theo các chuyên gia, nếu bạn ngủ ít hơn nhu cầu của cơ thể, các vấn đề về trí nhớ sẽ xuất hiện. Do đó ngủ đủ giấc và ngủ sâu là cách phòng chống tốt nhất.

7. Có thai

Từ lâu nay, khoa học đã cho rằng thai kỳ ảnh hưởng đến trí nhớ của người mẹ một cách đáng kể. Một nghiên cứu tại Úc đã so sánh khả năng ghi nhớ của phụ nữ có thai với phụ nữ bình thường. Kết quả cho thấy, phụ nữ có thai có trí nhớ tệ hơn hẳn, nhất là khi phải nhớ số điện thoại mới hoặc tên người mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lý do nên dùng cà chua

Những lý do nên dùng cà chua

Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 16/05/2025
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News