Thủ phạm hủy hoại chân dung tự họa của Leonardo Da Vinci

Những đốm màu nâu đỏ xuất hiện chi chít trên bức chân dung tự vẽ duy nhất còn lưu lại của Leonardo da Vinci và đe dọa "nuốt chửng" gương mặt của đại danh họa.

Vào năm 2012, một nhóm chuyên gia nhận thấy bức chân dung tự họa duy nhất của Leonardo da Vinci bị hư hại nghiêm trọng, gây lo lắng cho người yêu nghệ thuật trên khắp thế giới. Bức vẽ tinh tế bằng phấn đỏ ra đời năm 1512 vô tình bị ánh nắng chiếu vào trong quá trình đóng khung cho triển lãm năm 1929, dẫn đến những đốm màu nâu đỏ không mong muốn xuất hiện dày đặc trên bề mặt tác phẩm.

Tuy nhiên, trong nhiều năm, các nhà khoa học không thể xác định nguồn gốc của những vết đỏ này là do màu vẽ bị oxy hóa hay sự phát triển của một loại nấm. Việc tìm ra nguyên nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó giúp các nhà khoa học tìm ra biện pháp ngăn chặn đốm đỏ che phủ hoàn toàn gương mặt của Leonardo, theo The Huffington Post.

Thủ phạm hủy hoại chân dung tự họa của Leonardo Da Vinci
Tranh chân dung tự họa của Leonardo da Vinci phủ kín những đốm nâu đỏ. (Ảnh: Wikipedia Commons).

Trong báo cáo công bố vào tháng 12 năm ngoái trên tạp chí Environmental Microbiology Reports, nhóm nghiên cứu đứng đầu là Guadalupe Pinar ở Đại học Tài nguyên thiên nhiên và Khoa học đời sống tại Vienna, Áo, xác nhận những chấm đỏ là sản phẩm của vài loại nấm.

Đầu tiên, các nhà khoa học lấy mẫu ADN từ bức tranh, sau đó phóng to khu vực nghi có nấm bên trong, nhân bản những đoạn gene đã phục hồi và so sánh kết quả với cộng đồng vi khuẩn. Trong khi thuộc tính không phân chia của những tổ chức vi sinh vật trên bức chân dung ngăn các nhà nghiên cứu xác định chính xác loại nấm gây hại, họ có thể kết luận hai loại nấm chiếm phần lớn tranh là Ascomycota phylum và một chủng Acremonium.

Kính hiển vi điện tử của nhóm nghiên cứu hé lộ nhiều dạng nấm: thể hình cầu trơn nhẵn có sợi bao bên ngoài, hình tế bào đầu nhọn gắn với một phân tử, và hình đĩa dẹt với những vết rạch.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những đốm đỏ hình thành khi phân tử sắt từ bụi bám vào nền giấy, làm ảnh hưởng tới cấu trúc giấy và cho phép các tổ chức nấm ăn sâu vào trong. Tổ chức nấm tồn tại bằng cách ngưng trao đổi chất và thỉnh thoảng thải ra axit oxalic khiến bức tranh càng hư hỏng nặng hơn.

Phát hiện mới sẽ giúp các nhà bảo tồn tìm ra biện pháp hiệu quả để ngăn chặn các đốm đỏ phủ kín gương mặt của Leonardo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News