Thủ phạm trận Đại dịch hạch giết chết 100.000 người ở Anh

Nghiên cứu ADN từ xương người, các nhà khoa học tìm ra loại vi khuẩn gây ra Đại dịch hạch xóa sổ 1/4 dân số thành London ở Anh năm 1665.

Sau khi nghiên cứu 20 bộ xương tại hố chôn tập thể Bedlam ở đông London, các nhà nghiên cứu Anh đã xác định được loại vi khuẩn gây ra Đại dịch hạch năm 1665 gây ra cái chết của 100.000 người, chiếm 1/4 dân số thành phố này thời kỳ đó, Independent hôm 9/9 đưa tin.

Phân tích ADN từ những bộ xương này, các chuyên gia phát hiện phần lớn các mẫu xét nghiệm dương tính với yersina pestis, loại vi khuẩn gây ra đại dịch Cái chết Đen năm 1348 và dịch hạch ở Trung Quốc năm 1855.


Các bộ xương người được khai quật ở nghĩa trang Bedlam vào tháng 7 năm 2015. (Ảnh: Crossrail).

"Đây là phát hiện quan trọng bởi đến nay nhiều người vẫn nghi ngờ về nguyên nhân bùng phát đại dịch kinh hoàng năm 1665. Phát hiện này làm sáng tỏ về dịch hạch và mở đường cho những nghiên cứu sâu rộng hơn về căn bệnh cả trong quá khứ và hiện tại", Don Walker, chuyên gia nghiên cứu lâu năm về xương người tại Bảo tàng Khảo cổ học London, nhận xét.

Khoảng 4-5 năm trước, khi nghiên cứu xương người từ đại dịch Cái chết Đen, các nhà khoa học phát hiện nguyên nhân là do vi khuẩn yersina pestis, nhưng họ không chắc chắn về nguồn gốc bùng phát Đại dịch hạch năm 1665. "Kết quả nghiên cứu bây giờ đã xác định hai đại dịch do cùng một loại vi khuẩn gây ra", Walker giải thích.

Nghiên cứu ADN từ xương của các bệnh nhân dịch hạch là cách duy nhất để thu thập thông tin quan trọng về căn bệnh.

"Chúng ta đang sống trong thời kỳ gọi là đại dịch lần thứ 3. Dịch hạch vẫn lan truyền từ loài gặm nhấm nhưng không dễ dàng lây nhiễm cho con người. Nếu so sánh thông tin này với ADN của bệnh dịch hạch hiện nay và ADN trong dịch bệnh Cái chết Đen, chúng ta có thể làm rõ về căn bệnh", Walker cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/07/2025
Khủng long làm

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?

Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Đăng ngày: 30/06/2025
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 29/06/2025
Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù

Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.

Đăng ngày: 23/06/2025
Khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng, phát hiện cả thế giới động vật ở bên trong

Khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng, phát hiện cả thế giới động vật ở bên trong

Các nhà khảo cổ học gần đây mới phát hiện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có hàng nghìn con vật thuộc các loài khác nhau đã được chôn cất cùng ông.

Đăng ngày: 28/05/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 16/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News