Thử thành công thiết bị “săn” tiểu hành tinh
Một thiết bị cảm biến hồng ngoại do NASA tài trợ vừa được thử nghiệm thành công. Nó được cho là có thể giúp NASA tăng cường khả năng phát hiện và theo dõi các sao chổi, tiểu hành tinh…
Có tên gọi tắt NEOCam, thiết bị này đã được thử nghiệm thành công trong một môi trường mô phỏng nhiệt độ và áp suất của vũ trụ sâu xa. Zee News cho biết nó được thiết kế với độ chính xác cao hơn và trọng lượng nhẹ hơn đáng kể để dùng cho các kính viễn vọng săn tiểu hành tinh đặt trong vũ trụ trong tương lai.
Dự kiến các kính viễn vọng này sẽ được đặt ở vị trí xa gấp bốn lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng để NEOCam có thể quan sát các vật thể gần Trái đất (NEO) mỗi ngày mà không bị mây mù và ánh sáng ngày cản trở.
"Cảm biến hồng ngoại là một công cụ mạnh mẽ để phát hiện, phân loại và biết được “dân số” tiểu hành tinh", Amy Mainzer - nhà nghiên cứu chính của phòng thí nghiệm JPL thuộc NASA - nói.
Theo Zee News, NEOCam là thành quả nghiên cứu chung gần 10 năm qua của các nhà khoa học JPL, ĐH Rochester và công ty chuyên về cảm biến hình ảnh Teledyne ở Camarillo, California. Thông tin chi tiết về thiết kế và khả năng của NEOCam sẽ được công bố trên tạp chí Optical Engineering (Kỹ thuật quang học) số ra sắp tới.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
