Thực hư về "quy luật 5 giây" với đồ ăn rơi xuống đất
Thức ăn rơi nằm trên đất chưa đầy 5 giây thì không đủ thời gian để vi khuẩn bám vào gây bẩn nên vẫn có thể ăn an toàn.
Quy luật 5 giây có thật hay không?
Theo Guardian, "quy luật 5 giây" dựa trên một niềm tin không có cơ sở khoa học là vi khuẩn sẽ không tấn công thức ăn trong vòng 5 giây, vì thế bạn sẽ không bị ốm nếu ăn đồ được nhặt lên trước thời gian đó.
Người đầu tiên quyết định khám phá "bí ẩn" này là một học sinh trung học Mỹ có tên Jillian Clarke. Cô và các bạn đã thử đặt bánh quy trên nền đất ẩm và gạch khô có vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn này gây đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Kết quả là vi khuẩn nhiễm vào đồ ăn trước khi 5 giây kết thúc và thức ăn trên nền đất ẩm bị tấn công nhanh hơn khi ở trên gạch khô.
"Quy luật 5 giây" đã được chứng minh là không có thật. (Ảnh: Wordpress).
Paul Dawson, giáo sư thực phẩm tại Đại học Clemson (Mỹ) đã nhiều năm nghiên cứu về "quy luật 5 giây". Trong nghiên cứu được đăng trên tờ Journal of Applied Microbiology, ông nhận định điều quan trọng là độ sạch của nền nhà chứ không phải thức ăn đã nằm đó bao lâu. Thí nghiệm với bánh mì và mì, giáo sư phát hiện nền đất ẩm khiến thức ăn bị nhiễm 70% vi khuẩn trong khi tỷ lệ này ở nền gạch khô chỉ 1%. Một nghiên cứu tương tự từ Đại học Aston (Anh) chỉ ra thức ăn sẽ bị vi khuẩn tấn công ngay khi chạm xuống bề mặt sàn, số lượng vi khuẩn sẽ tăng gấp 10 lần nếu sàn ẩm.
Giáo sư Dawson kết luận "quy luật 5 giây" là không có thật. Nếu thức ăn rơi xuống khu vực có vi khuẩn, bạn vẫn sẽ bị nhiễm bệnh dù số lượng vi khuẩn ít hay nhiều. Đặc biệt, trẻ em và người cao tuổi không nên áp dụng quy luật này bởi hệ miễn dịch không đủ sức đối phó với yếu tố gây bệnh. Trong trường hợp buộc phải nhặt đồ lên ăn, hãy làm nhanh hết sức có thể và chỉ nên nhặt đồ rơi xuống thảm chứ đừng tiếc rẻ nếu biết chắc sàn nhà không sạch sẽ.
Nên hay không nên ăn?
Tuy nhiên có một thực tế, không phải cứ ăn thực phẩm nhiễm khuẩn là mắc bệnh. Vì cần phải nhiễm một lượng vi khuẩn đủ lớn để vượt qua ải tàn sát của dịch vị nơi dạ dày, vi khuẩn mới tung hoành được.
Việc có nhiễm vi khuẩn sau khi ăn đồ bị rơi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Thực phẩm để nguội ở nhiệt độ thường quá 2 giờ đồng hồ, chẳng cần phải rơi xuống đất, cũng đã bắt đầu nhiễm khuẩn từ môi trường không khí.
Ngay cả giáo sư Paul Dawson, người “kết thúc” huyền thoại 5 giây nói trên, cũng phải thừa nhận trong đa số trường hợp, nếu nhặt ăn miếng bánh quy vừa rơi trên sàn nhà, có lấm chút bụi, và dù bị nhiễm khuẩn thì có vẻ như chẳng hại gì với những người có hệ miễn nhiễm tốt.
Ẩn ý của ông nhắm đến hai yếu tố: Thời gian (nhặt lên ăn ngay) và thực phẩm khô. Tuy nhiên, Dawson cũng nhấn mạnh giữ vệ sinh sàn nhà là điều quan trọng nhất.
Ăn hay không nên ăn khi thực phẩm rơi xuống đất? Rõ ràng nhận xét của giáo sư Paul Dawson cũng chưa được rõ ràng.
Thực nghiệm của cô nữ sinh Clarke có nhiều thiếu sót, không phân biệt loại sàn nhà và loại thực phẩm (khô, ướt), nhưng lại khuấy động dư luận. Theo thăm dò, 70% quý bà mê “Quy luật 5 giây”.

Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?
Câu chuyện có thật về chú gà không đầu mà đến tận ngày nay vẫn chẳng mấy người tin.

7 con quái vật lớn nhất mọi thời đại
Tất cả chúng ta đều biết đến kích cỡ của loài khủng long, nhưng bạn cảm thấy thế nào khi chứng kiến một con chuột to bằng con bò, hay con bọ cạp biển lớn hơn cả con người, con cóc to bằng quả bóng to để chơi trên biển, con cánh cụt lớn bằng một người trưởng thành có chiều cao vừa phải, hay thú có túi giống con lười nặng 1.000 pao, và một con cá mập dài tới trên 50 fit, nặng gấp 30 lần cá mập trắng khổng lồ ngày nay?

Vì sao người Mỹ ăn mừng lễ Tạ ơn?
Đối với nhiều người dân Mỹ, lễ Tạ ơn mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng gắn với huyền thoại lập quốc, cũng là dịp để sum họp, quây quần bên gia đình.

Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?
Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.

Những lời nguyền kinh hoàng, ghê rợn ám ảnh nhất mọi thời đại
Lời nguyền "kim cương xanh" khiến Hoàng hậu Thái Lan Sirikit đột quỵ hay lời nguyền lãnh chúa Tamerlane khiến 7,5 triệu người mất mạng... trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng.

Thử giải bài toán khiến 98% người trên thế giới bó tay
Bài toán "Ai giữ cá" tưởng chừng đơn giản nhưng khiến không ít người phải chào thua trước Einstein.
