Thực vật có thể giúp các bác sĩ pháp y tìm thấy xác chết nhanh hơn

Thông thường cây cối và các loại thảm thực vật khác che khuất việc tìm kiếm các thi thể mất tích.

Nhưng trong một nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Trends in Plant Science, các nhà khoa học đã xem xét khả năng thực vật có thể giúp các bác sĩ pháp y truy tìm xác chết nhanh hơn.

"Ở những nơi có diện tích nhỏ, các cuộc điều tra có thể dễ để tìm ai đó mất tích, nhưng ở những vùng rừng rậm hoặc hiểm trở hơn trên thế giới như Amazon, điều đó hoàn toàn không khả thi. Điều này khiến chúng tôi xem xét thực vật như một chỉ số liên quan đến sự phân hủy của con người", Neal Stewart Jr., giáo sư về khoa học thực vật tại Đại học Tennessee, cho biết.

Thực vật có thể giúp các bác sĩ pháp y tìm thấy xác chết nhanh hơn
Có thể xem xét thực vật như một chỉ số liên quan đến sự phân hủy của con người.

Tại khu vực thí nghiệm của Đại học Tennessee, các nhà khoa học pháp y nghiên cứu các yếu tố môi trường khác nhau ảnh hưởng đến sự phân hủy cơ thể người như thế nào. Trong một loạt thí nghiệm mới, các nhà nghiên cứu sẽ nghiên cứu cách phân hủy cơ thể con người ảnh hưởng đến quá trình sinh hóa của thực vật.

Cụ thể hơn, các nhà khoa học đo lường tác động của quá trình phân hủy cơ thể người đối với nồng độ dinh dưỡng của đất xung quanh và quan sát những ảnh hưởng đến sinh lý học của thực vật.

“Kết quả rõ ràng nhất của là một lượng lớn nitơ được giải phóng vào đất, đặc biệt là vào mùa hè khi quá trình phân hủy diễn ra quá nhanh. Tùy thuộc vào tốc độ phản ứng của thực vật với lượng nitơ đưa vào, nó có thể gây ra những thay đổi về màu sắc và độ phản xạ của lá”, Stewart nói.

Tất nhiên nhiều sinh vật như hươu lớn, gấu hoặc các động vật có vú khác chết và phân hủy trong rừng thường xuyên hơn con người. Thông qua các thí nghiệm của mình, các nhà khoa học hi vọng sẽ xác định được các chất chuyển hóa có thể phát hiện được thải ra khi con người phân hủy chứ không phải các động vật khác.

Các nhà khoa học cho rằng có thể các chất chuyển hóa từ thuốc hoặc chất bảo quản thực phẩm mà con người tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc hình dạng của thực vật.

Stewart nhận định nếu chúng ta có một người cụ thể bị mất tích, giả sử là một người nghiện thuốc lá nặng, họ có thể có một cấu trúc hóa học có thể kích hoạt một số loại phản ứng độc đáo của thực vật giúp xác định vị trí của họ dễ dàng hơn. Mặc dù ở giai đoạn này, ý tưởng này vẫn còn xa vời.

Khi xác định các dấu hiệu sinh hóa được kích hoạt bởi sự phân hủy cơ thể, các nhà nghiên cứu có thể quét các tín hiệu huỳnh quang hoặc phản xạ để xác định chính xác vị trí của một xác chết.

“Chúng tôi đã chế tạo một máy chụp ảnh toàn bộ thực vật có thể phân tích các dấu hiệu huỳnh quang”, Stewart cho biết.

Ngay cả khi công nghệ này tỏ ra hiệu quả ở mức độ vừa phải, nó vẫn có thể làm giảm thời gian và các biện pháp cần thiết để xác định vị trí của con người. Đặc biệt, khi có các dấu hiệu hình sự, các điều tra viên càng nhanh chóng tìm thấy xác thì càng có nhiều khả năng bắt được hung thủ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
7 loại vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc

7 loại vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc

Thực phẩm có thể bị nhiễm vi khuẩn từ nguồn nước, chất thải, đất hoặc quá trình con người sản xuất và vận chuyển.

Đăng ngày: 03/09/2020
Cây bốn lá được bán với giá 5.500 USD ở New Zealand

Cây bốn lá được bán với giá 5.500 USD ở New Zealand

Một cây trồng trong nhà chỉ có 4 lá được bán với giá 5.500 USD ở New Zealand, trong bối cảnh niềm đam mê của công chúng với nghề làm vườn tăng cao giữa đại dịch.

Đăng ngày: 03/09/2020
Miền Nam Trung Quốc đối mặt với nạn châu chấu lịch sử

Miền Nam Trung Quốc đối mặt với nạn châu chấu lịch sử

Lin Yichen, một người dân làng Pacuo, tỉnh Vân Nam, cho biết: “Trên mỗi cây ngô có từ 30 đến 40 con châu chấu và chẳng mấy mà lá rụng hết".

Đăng ngày: 31/08/2020
Ong phong lan, loài vật

Ong phong lan, loài vật "màu mè" nhất trong thế giới côn trùng nhưng lại không biết làm mật

Ong phong lan hay Euglossine được coi là nhóm ong "màu mè" nhất thế giới bởi chúng sở hữu những màu sắc ánh kim cực kì bắt mắt.

Đăng ngày: 28/08/2020
Loại vi khuẩn chịu được bức xạ cao gấp 3.000 lần con người

Loại vi khuẩn chịu được bức xạ cao gấp 3.000 lần con người

Vi khuẩn Deinococcus có thể sống sót ngoài vũ trụ suốt thời gian dài, thậm chí trong chuyến bay từ Trái Đất đến sao Hỏa.

Đăng ngày: 27/08/2020
Choáng váng trước cảnh tượng vật thể lạ trồi lên mặt đất như quái vật

Choáng váng trước cảnh tượng vật thể lạ trồi lên mặt đất như quái vật

Một cảnh tượng kỳ lạ mà bất kỳ ai nhìn thấy cũng đều ngạc nhiên rồi phải thán phục những kiến trúc sư nhỏ bé này.

Đăng ngày: 26/08/2020
Các nhà nghiên cứu phát hiện loài nấm ăn mới

Các nhà nghiên cứu phát hiện loài nấm ăn mới

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oregon của Mỹ tìm thấy một loài nấm cục chưa được mô tả trên đảo Orcas ở bang Washington.

Đăng ngày: 25/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News