Thước phim đầu tiên hé lộ tảng băng trôi rộng 1.550km2
Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh hôm 13/3 công bố thước phim đầu tiên về tảng băng trôi khổng lồ tách khỏi thềm băng Brunt hồi tháng 1/2023.
Tảng băng mang tên A81, rộng khoảng 1.550km2, tách ra khoảng một thập kỷ sau khi các vết nứt đầu tiên xuất hiện, trôi nổi trên biển Weddell. Đây là lần chia tách lớn thứ hai được ghi nhận trong hai năm. Dù tách băng là quá trình tự nhiên ở châu Nam Cực băng giá, quá trình này vẫn có thể tàn phá môi trường xung quanh.
A81 đang trôi xa 150km so với vị trí từng gắn liền với châu Nam Cực. Thước phim của Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) được quay từ trên cao, cho thấy A81 khổng lồ đến mức nào, trông giống một tảng băng vô tận kể cả khi nhìn từ trên cao. Tuy nhiên, những gì quan sát được vẫn chỉ là một phần khối lượng của tảng băng trôi. Phần lớn tảng băng nằm dưới mặt nước, dày đến hàng trăm mét.
BAS đã phải di dời toàn bộ trạm nghiên cứu Halley để tránh bị tách ra và trôi dạt cùng A81. Trạm dịch chuyển 23km vào năm 2016, sau khi dữ liệu vệ tinh và các thiết bị GPS độ chính xác cao cho thấy khe nứt dọc theo thềm băng Brunt đang mở rộng.
A81 đang trôi xa 150km so với vị trí từng gắn liền với châu Nam Cực.
Không chỉ là mối đe dọa với các hoạt động của con người, những tảng băng trôi đồ sộ như A81 còn có thể ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái địa phương. "Khi tan chảy, tảng băng trôi sẽ giải phóng nhiều chất dinh dưỡng có thể có lợi cho sự phát triển của thực vật nhỏ, ví dụ như thực vật phù du ở đáy của lưới thức ăn đại dương", nhà sinh thái học Geraint Tarling tại BAS giải thích.
"Nhưng điểm tiêu cực là sự tan chảy ở quy mô lớn như vậy sẽ giải phóng lượng lớn nước ngọt vào đại dương, khiến nước giảm độ mặn và không còn thích hợp cho nhiều sinh vật phù du. Những tác động này sau đó có thể tiếp tục lan rộng hơn trong lưới thức ăn, đến cá, chim, hải cẩu và cá voi", Tarling nói thêm.
Nhóm BAS tiếp tục theo dõi chặt chẽ A81 cùng các tảng băng trôi khác trong vùng, bao gồm cả A76a, để kịp đánh giá mọi rủi ro mà chúng có thể gây ra. A81 dự kiến trôi theo hải lưu ven biển châu Nam Cực, nhưng A76a đang trôi về phía một số đảo. Với diện tích 3.200km2, A76a hiện là tảng băng trôi lớn nhất hành tinh, gấp đôi A81.

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet
Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?
