Thụy Điển phát hiện "tàu chị em" gần 400 năm tuổi của chiến hạm Vasa
Các nhà khảo cổ học đại dương của Thụy Điển đã phát hiện con tàu Applet - tàu "chị em" của chiến chạm Vasa bị mất tích sau lần đầu tiên ra khơi vào thế kỷ XVII.
“Chúng tôi rất phấn khích khi thấy xác tàu này giống (chiến hạm) Vasa như thế nào”, Jim Hansson, nhà khảo cổ học đại dương tại bảo tàng xác tàu Thụy Điển, nói.
Ông Hansson cho biết thêm cấu trúc và kích thước tàu có vẻ "rất quen thuộc", làm dấy lên hy vọng đây là một trong những con tàu chị em của Vasa. Mặc dù các bộ phận của thành tàu không còn nguyên vẹn, thân tàu vẫn được bảo tồn, Guardian đưa tin ngày 24/10.
Xác tàu lần đầu được phát hiện vào tháng 12/2021. Sau đó, các nhà khảo cổ học đã tiến hành một cuộc khảo sát kỹ lưỡng vào mùa xuân và tìm thấy những chi tiết trước đây chỉ có trên chiến hạm Vasa.
Bảo tàng cho biết các chi tiết kỹ thuật, kích thước và mẫu gỗ đã xác nhận rằng con tàu thực sự là Applet.
Một thợ lặn tiếp cận xác tàu Applet. (Ảnh: Jim Hansson/Guardian).
Tàu Applet ra mắt vào năm 1629, được chế tạo bởi cùng một công ty đóng tàu với chiến hạm Vasa nổi tiếng, có khả năng mang theo 64 súng thần công. Con tàu này chìm ở eo biển ngoài khơi đảo Vaxholm, gần thủ đô Stockholm.
Vào năm 2019, bảo tàng cũng từng phát hiện hai tàu chiến khác trong cùng khu vực. Các nhà khảo cổ khi đó tin rằng một trong số chúng có thể là Applet, nhưng các cuộc phân tích sâu hơn cho thấy những con tàu đó thực chất là hai tàu chiến cỡ trung từ năm 1648 - Apollo và Maria.
Với phát hiện mới nhất, ông Hansson chia sẻ “chúng tôi có thể thêm một mảnh ghép quan trọng khác trong sự phát triển của ngành đóng tàu Thụy Điển”, điều này cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu sự khác biệt giữa Applet và Vasa.
Vasa là một chiến hạm nổi tiếng của Thụy Điển được ra mắt vào năm 1628. Trong chuyến đi đầu tiên, khi rời bến cảng Stockholm khoảng 1.300m, con tàu đã bị lật và nhấn chìm, theo Smithsonian.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p
