Ti vi càng 'xịn', truyền hình càng chậm

Khi World Cup và Wimbledon vào mùa, những trận thi đấu trực tiếp liên tục được phát sóng trên ti vi thì nhiều người dấy lên thắc mắc tại sao ti vi nhà hàng xóm lại phát nhanh hơn nhà mình?

Trong các văn phòng, những tín đồ của trái bóng cảm thấy khó chịu khi đồng nghiệp phòng bên hét lên sung sướng mỗi lần đội nhà ghi bàn, còn ti vi của họ phải mất vài giây mới bắt kịp. Tương tự, nhiều người tỏ ra bức bối khi nhà hàng xóm huyên náo trước những pha bóng đẹp trước mình. Vậy lời giải thích là gì?

Câu trả lời nằm ở cả hệ ti vi và phương pháp truyền sóng mà mỗi ti vi nhận được. Tại nhà, thiết bị số bao gồm phần mềm được lập trình để giải mã tín hiệu phát sóng, nếu mất nhiều thời gian để giải mã chi tiết thì sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong thời gian ngắn.

Ở mùa giải năm nay, người xem truyền hình qua tín hiệu analogue hay dùng cách “cổ” là ăng-ten lắp trực tiếp phía trên ti-vi sẽ nhận được tín hiệu đầu tiên. Sự chậm trễ trong các buổi phát sóng trực tiếp của những ti vi như trên chỉ mất chưa đầy một giây.

Bạn thường xuyên phải nghe hàng xóm hô "Vào" trước trong mùa World Cup?

Điều đó lý giải tại sao xem ti vi analogue, ti vi cũ sẽ nhanh hơn một vài giây so với các "hàng xóm" có độ phân giải cao khác do phải mất nhiều thời gian hơn để giải mã tín hiệu chất lượng cao.

Tuy nhiên, độ phân giải cao của ti vi không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự chậm trễ này. Chính sự kết nối với nhà đài mới là căn nguyên của sự khác biệt này. Mỗi hãng truyền hình có một phương pháp mã hóa dấu hiệu số riêng và chúng khác nhau về thời gian.

Jos Hirst, giảng viên môn công nghệ âm thanh, ĐH Salford, Manchester, cho biết: “Tín hiệu số có thể giải mã ở bất kỳ thiết bị nào mà bạn sử dụng. Mỗi ti vi có hệ giải mã khác nhau nhưng chính nơi phát sóng gần như quyết định toàn bộ sự chậm trễ đó”.

Tương tự, khi theo dõi các sự kiện thể thao trực tuyến, người xem cũng có thể gặp một số trường hợp chậm trễ nhỏ khi tín hiệu phải đi qua một mạng lưới IP.

Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, có rất nhiều cách khác nhau để tiếp cận với nhiều chương trình phát sóng trực tiếp, tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, chất lượng phát sóng càng cao thì tín hiệu càng chậm.

Nguồn: Daily Mail

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Dưới đây là những tấm poster gây nhiều ám ảnh, đem đến cho chúng ta những bức tranh sống động về mảng tối của cuộc sống ngày nay…

Đăng ngày: 19/02/2025
Tại sao mọi loài linh trưởng không tiến hóa thành người?

Tại sao mọi loài linh trưởng không tiến hóa thành người?

Trước giả thuyết được đông đảo công nhận hiện nay rằng, loài người có nguồn gốc tiến hóa từ vượn cổ.

Đăng ngày: 18/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News