Tia vũ trụ đe dọa não bộ phi hành gia lên sao Hỏa
Việc tiếp xúc dài ngày với tia vũ trụ trên đường đến sao Hỏa có thể làm giảm chức năng nhận thức của phi hành gia.
Tia vũ trụ ảnh hưởng đến bộ não của phi hành gia
Theo Science Alert, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) dự định gửi phi hành gia đến sao Hỏa trong vòng 20 năm tới. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với tia vũ trụ có thể làm suy giảm nhận thức của phi hành gia trong suốt hành trình kéo dài trong không gian.
Tại Phòng thí nghiệm Bức xạ Không gian của NASA, các nhà khoa học thuộc Đại học California, Irvine (Mỹ) mô phỏng điều kiện khắc nghiệt của không gian sâu. Họ cho một nhóm chuột biến đổi gene tiếp xúc với chùm tia tương tự tia vũ trụ. Những con chuột biến đổi gene có tế bào thần kinh phát quang, giúp nhóm nghiên cứu dễ dàng quan sát sự thay đổi trong bộ não của chúng.
6 tuần sau đó, cá thể chuột bị chiếu xạ có số lượng sợi nhánh nằm giữa các tế bào thần kinh (nơron) ít hơn khoảng 30-40% so với nhóm chuột bình thường. Việc tiếp xúc với tia vũ trụ khiến sợi nhánh thần kinh ngày càng suy giảm, làm ảnh hưởng đến trí tuệ, giống như những người mắc bệnh Alzheimer hoặc bệnh thần kinh khác tương tự.
Tia vũ trụ chiếu xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất. (Ảnh minh họa: NASA).
Kết quả cho thấy, những con chuột bị chiếu xạ có thời gian phản ứng lại với kích thích chậm hơn, thiếu tò mò, hay quên và dễ nhầm lẫn hơn so với nhóm chuột bình thường. Nếu thay đổi tương tự xảy ra đối với các phi hành gia trong không gian, khả năng phản ứng nhanh chóng và gợi nhớ lại thông tin của họ sẽ bị ảnh hưởng.
"Đây không phải là tin tốt cho các phi hành gia phải trải qua từ hai đến ba năm du hành tới sao Hỏa và trở về nhà", Charles Limoli, giáo sư lĩnh vực ung thư do bức xạ, đồng thời là thành viên của nhóm nhiên cứu, nói.
"Sự giảm bớt hiệu suất hoạt động của não, giảm trí nhớ, mất nhận thức và mất tập trung trong chuyến du hành vũ trụ có khả năng làm ảnh hưởng đến những hoạt động có tính chất quan trọng của sứ mệnh".
Tia vũ trụ phát ra từ các vụ nổ thiên hà, là các hạt mang năng lượng cao, di chuyển với vận tốc rất lớn trong không gian. Chúng có thể xuyên qua lớp vỏ tàu vũ trụ và xương người một cách dễ dàng, gây tổn hại đáng kể đến hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể.
Trên Trái Đất, từ quyển hoạt động giống một bong bóng bảo vệ, che chở cho chúng ta tránh khỏi tác hại của tia vũ trụ. Từ quyển mở rộng khoảng 56.000km phía trên bề mặt Trái Đất, do đó các phi hành gia ở Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cũng được bảo vệ. Tuy nhiên, từ quyển trên sao Hỏa rất mỏng nên không tạo ra được sự bảo vệ như vậy.
Với sứ mệnh dài ngày đến sao Hỏa của các phi hành gia, bất kỳ tác động nào của tia vũ trụ cũng có đủ thời gian để bộc lộ. Khả năng thực hiện nhiệm vụ của phi hành gia, khả năng tiến hành nghiên cứu, nhận thức của họ, có thể bị tổn hại bởi những tác động này.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
