'Tiến sĩ' thạch sùng cụt

Sau chục năm nghiên cứu, tiến sĩ Ngô Thái Lan (giảng viên Khoa Sinh, ĐH Sư phạm HN 2) đã tìm ra quá trình sinh sản của loại thạch sùng cụt, góp phần bảo tồn loại bò sát hữu ích đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Sắp tới, tiến sĩ Ngô Thái Lan sẽ xuất bản cuốn sách về quá trình tìm hiểu đời sống loài thạch sùng cụt để thuận tiện cho công tác giảng dạy và bảo tồn loài bò sát quý này.

“Rủ” chồng đi bắt thạch sùng

Thạch sùng cụt là loài bò sát biến nhiệt có tên khoa học Gehyra Mutilata Wiegmann (hay còn gọi là thạch thùng, móc rách, mối rách, thằn lằn nhà). Đây là loài bò sát sống hoang dã nhưng lại rất gần gũi với con người, chúng thường sống trong nhà hoặc gần nhà. Thức ăn của thạch sùng chủ yếu là các loại côn trùng muỗi, gián, sâu bọ.

Trong y học cổ truyền, thạch sùng cụt được dùng làm vị thuốc để chữa rất nhiều bệnh, đặc biệt bệnh lao hạch, hen suyễn. Do đây là loài bò sát quý, nên nhiều người dân tìm cách săn bắt dẫn đến tình trạng khan hiếm và loại này đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Tiến sĩ Ngô Thái Lan.

“Nếu biết được chu kỳ sinh sản của thạch sùng sẽ xác định được thời kỳ nào không nên bắt loại thạch sùng cụt đang sinh trưởng, như vậy sẽ góp phần bảo tồn loài động vật quý này”, tiến sĩ Lan cho biết.

Từ suy nghĩ này, từ năm 1999, tiến sĩ Lan cùng chồng mày mò nghiên cứu tìm hiểu về loài thạch sùng cụt.

Để tiện theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của thạch sùng, tiến sĩ Lan làm những chiếc chuồng đặt trong nhà, rồi cùng chồng đi bắt thạch sùng về nuôi: “Có những đêm hai vợ chồng thay phiên nhau trông thạch sùng, cho thạch sùng ăn, lấy mẫu thí nghiệm đến khi đi ngủ thì trời đã sáng” , tiến sĩ Lan nhớ lại.

Tìm cách bảo tồn

Phải mất 6 năm ròng, tiến sĩ Lan mới bước đầu tìm ra được chu kỳ sinh sản của thạch sùng cụt. Theo tiến sĩ Lan, chu kỳ sinh dục của thạch sùng cụt đực chia làm ba giai đoạn.

Giai đoạn sinh sản, thạch sùng cụt phóng tinh mạnh từ tháng 3 đến tháng 6 và từ tháng 7 đến tháng 8. Vào giai đoạn nghỉ sinh, một số ít cá thể vẫn có thể sinh tinh và sinh sản vào tháng 11 đến tháng 12. Còn chu kỳ phát triển noãn của thạch sùng cái thì diễn ra quanh năm. Nhưng có ba giai đoạn rụng noãn tập trung đó là: từ cuối tháng 3 đến tháng 5; từ cuối tháng 7 đến tháng 9 và từ tháng 11 đến tháng 12.

Những chuồng nuôi thạch sùng.

Cũng qua nghiên cứu, tiến sĩ Lan nhận thấy, trong một năm có hai thời kỳ con non xuất hiện nhiều nhất là tháng 6 đến tháng 7 và tháng 10 đến tháng 11.

Từ những kết quả trên, tiến sĩ Lan nhận định chỉ nên bắt thạch sùng trưởng thành sau mùa sinh sản (từ tháng 10 đến tháng 3) để đảm bảo số lượng loài không bị giảm sút mạnh.

“Muốn bảo vệ loài thạch sùng cụt thì nên đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân biết cách khai thác đúng mức và khuyến khích nuôi thạch sùng bởi loài bò sát này dễ nuôi lại thân thiện và có ích đối với con người”, tiến sĩ Lan nói và cho biết thêm sẽ xuất bản cuốn sách về quá trình tìm hiểu đời sống của loài thạch sùng cụt để thuận tiện cho công tác giảng dạy và bảo tồn loài bò sát này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Huyền thoại bác học Acsimet

Huyền thoại bác học Acsimet

Nhiều nhà bác học thông thái trong lịch sử đã để lại cho nhân loại những công trình nghiên cứu vô giá, nhưng họ cũng lưu lại cho hậu thế những mẫu chuyện cười ra nước mắt về “tính đãng trí bác học” của bản thân mình.

Đăng ngày: 19/05/2025
Những thiên tài thuận tay trái

Những thiên tài thuận tay trái

Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Đăng ngày: 15/05/2025
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Đăng ngày: 14/05/2025
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 07/05/2025
Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới

Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Đăng ngày: 02/05/2025
Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?

"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch! 

Đăng ngày: 23/04/2025
Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu

Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News