Tiếng động lạ dưới biển Thái Bình Dương khiến các nhà khoa học nhiều năm bối rối

Âm thanh nghe như một giọt nước rơi xuống bồn tắm, tiếng "vo vo" vào lúc hoàng hôn và bình minh, âm thanh "Upsweep"... Những tiếng động lạ ở Thái Bình Dương khiến các nhà khoa học nhiều năm bối rối.

Đầu tiên phải kể đến âm thanh “bloop” bí ẩn, được Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) nghe thấy lần đầu vào năm 1997. Đó là một âm thanh có cường độ lớn, với tần số cực thấp phát ra từ biển phía Nam Thái Bình Dương.

Tiếng động lạ dưới biển Thái Bình Dương khiến các nhà khoa học nhiều năm bối rối
Chưa một ai giải thích được nguồn gốc của âm thanh kỳ lạ này - (Ảnh: SHUTTERSTOCK).

Tiếng ồn được ghi lại trên hydrophone (micro chìm) và nghe giống như một giọt nước rơi xuống bồn tắm. Các nhà khoa học đã bối rối trước âm thanh này trong nhiều năm.

Một số người cho rằng âm thanh này có thể là của nàng tiên cá hoặc thậm chí là của một con quái vật biển cực lớn chưa được biết đến.

Cuối cùng, trong một dịp tình cờ, bức màn bí mật đã được vén lên.

Lúc đó, các nhà khoa học đang theo dõi tảng băng trôi khổng lồ A53a sắp tan gần đảo South Georgia, bất ngờ âm thanh "bloop" lại xuất hiện.

Kết quả thu âm cho thấy đó là tiếng nứt gãy của những tảng băng lớn trên biển. Hình ảnh phổ âm thu được của tiếng băng cũng khá tương tự so với phổ âm của "bloop".

Năm 2016, một nhóm các nhà nghiên cứu đã ghi lại một tiếng "vo vo" kỳ lạ xảy ra vào lúc hoàng hôn và bình minh.

Sau nhiều ngày theo dõi, các nhà khoa học cho rằng tiếng vo ve này có thể là "tiếng gọi nhau ăn tối" của các sinh vật sống dưới nước sâu như cá, tôm, sứa, bạch tuộc. Chúng đồng loạt di chuyển từ tầng nước thấp sâu dưới đại dương, trồi lên mặt nước vào lúc hoàng hôn để ăn những sinh vật nhỏ sống ở tầng nước cao và cũng đồng thời tránh được những kẻ săn mồi. Bình minh lên, chúng lại lặn trốn xuống biển sâu.

Âm thanh trên thu được ở độ cao khoảng 200 - 1.000m, từ vùng trung mô của đại dương - một khu vực rất tối có nguồn thức ăn hạn chế.

Vào tháng 8-1991, một âm thanh khác đã được nghe thấy ở Thái Bình Dương. Được đặt biệt danh là "Upsweep" (một âm thanh trên các điện thoại tự động dưới nước), kéo dài vài giây mỗi lần, đây là một chuỗi dài các âm thanh đi lên trong dải hẹp. Thật kỳ lạ, đây là âm thanh theo mùa, đạt đến đỉnh điểm vào mùa xuân và mùa thu.

"Upsweep" nằm gần hoạt động núi lửa, nhưng đến nay mọi người không chắc chắn về nguồn gốc thực sự của tiếng ồn này.

Và tất nhiên, không ai có thể quên "Julia", một âm thanh được ghi lại vào ngày 1-3-1999. Nó nằm giữa eo biển Bransfield và mũi Adare và do một tảng băng lớn mắc cạn ở Nam Cực phát ra.

Với tất cả những tiếng động kỳ lạ này xảy ra trong đại dương, chúng ta phải nghĩ đến những chú cá tội nghiệp phải thường xuyên "bị nghe"!

Loading...
TIN CŨ HƠN
5 loài sinh vật đã tiến hóa để thành cua - Có phải mẹ thiên nhiên đã hết ý tưởng tạo hình

5 loài sinh vật đã tiến hóa để thành cua - Có phải mẹ thiên nhiên đã hết ý tưởng tạo hình

Charles Darwin tin rằng sự tiến hóa đã tạo ra “những dạng vô tận đẹp nhất ”. Tuy nhiên, thuyết tiến hóa và những rung cảm của ông không giải thích được tại sao thiên nhiên vẫn tiếp tục tạo ra những con cua.

Đăng ngày: 21/12/2022
Cá mập Greenland: Một sinh vật bí ẩn và hấp dẫn của đại dương

Cá mập Greenland: Một sinh vật bí ẩn và hấp dẫn của đại dương

Sâu trong vùng nước lạnh giá của Bắc Băng Dương ẩn náu một sinh vật to lớn, nặng nề và ẩn chứa nhiều bí ẩn: cá mập Greenland.

Đăng ngày: 20/12/2022
Các nhà khoa học ghi nhận trường hợp hiếm: Cá mập ngựa vằn cái sinh con một mình dù không thiếu con đực

Các nhà khoa học ghi nhận trường hợp hiếm: Cá mập ngựa vằn cái sinh con một mình dù không thiếu con đực

Các nhà khoa học ghi nhận trường hợp hiếm khi cá mập ngựa vằn cái sinh sản vô tính, bất chấp sự hiện diện của những con đực khỏe mạnh.

Đăng ngày: 19/12/2022
Phát hiện vai trò mới của cá voi: Máy bơm carbon sinh học của đại dương

Phát hiện vai trò mới của cá voi: Máy bơm carbon sinh học của đại dương

Với cơ thể to lớn, cá voi lớn có thể di chuyển rất nhiều vật chất hữu cơ xung quanh hành tinh của chúng ta, cho phép chúng trở thành một bể chứa carbon có giá trị.

Đăng ngày: 19/12/2022
Biến đổi khí hậu khiến gần 10% sinh vật biển bị đe dọa tuyệt chủng

Biến đổi khí hậu khiến gần 10% sinh vật biển bị đe dọa tuyệt chủng

Tác động của biến đổi khí hậu đang khiến gần 10% các loài sinh vật biển đối diện với nguy cơ tuyệt chủng, theo báo cáo Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên

Đăng ngày: 16/12/2022
Trung Quốc tiết lộ bí mật một trong những nơi sâu nhất Trái đất

Trung Quốc tiết lộ bí mật một trong những nơi sâu nhất Trái đất

Nhóm nghiên cứu quốc tế do Trung Quốc dẫn đầu đã lần đầu tiên thám hiểm rãnh Kermadec - một trong những nơi sâu nhất Trái đất.

Đăng ngày: 15/12/2022
Lời cảnh báo từ tấm ảnh chụp con cá voi lưng gù tên Moon

Lời cảnh báo từ tấm ảnh chụp con cá voi lưng gù tên Moon

Hình ảnh thân dưới bị cong bất thường của một con cá voi lưng gù tên Moon là lời nhắc nhở rõ ràng về mối nguy ngày càng tăng của tàu bè trên biển đối với cá voi.

Đăng ngày: 13/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News