"Tiếng hát" đến từ Nam Cực sẽ là âm thanh ám ảnh bạn nhất trong ngày hôm nay

Các chuyên gia Mỹ mới đây đã công bố những âm thanh "du dương" nhưng đầy ám ảnh tại thềm băng lớn nhất Nam Cực. Âm thanh này có nguồn gốc từ đâu vậy?

Bạn có biết rằng Nam Cực cũng biết hát không? Nghe khó tin vậy mà có đấy, và nhiều người đánh giá rằng đó là âm thanh gây ám ảnh bậc nhất, bởi nó chẳng khác gì phim kinh dị cả.

Cụ thể thì mới đây, các nhà nghiên cứu đã thu lại được âm thanh phát ra từ thềm băng Ross (thềm băng lớn nhất của Nam Cực). Đây là âm thanh ngân nga như tiếng hát, do gió thổi qua các lớp băng tại khu vực này.

Nói là hát nhưng thực chất nếu bạn có đến đây thì cũng không nghe được gì đâu. Lý do là bởi các âm thanh này vốn có tần số thấp cực kỳ thấp mà tai người không thể nghe được. Tuy nhiên, các chuyên gia đã tăng tốc âm lên 1.200 lần, và nhờ thế chúng ta có một "bản nhạc" hết sức lạ tai, và cũng cực kỳ... u ám.


"Tiếng hát"
của Nam Cực là âm thanh bạn thấy ám ảnh nhất trong ngày hôm nay.

"Nghe giống như kiểu bạn thổi một cây sáo bằng băng vậy" - Julien Chaput, nhà địa vật lý học từ ĐH Colorado (Mỹ) cho biết.

Dĩ nhiên, Chaput và nhóm nghiên cứu không chủ định làm ra một bản nhạc cho phim kinh dị. Mục đích ban đầu của họ là tìm hiểu thêm các đặc tính của thềm băng lớn nhất Nam Cực này (diện tích của thềm bằng Ross gần như ngang ngửa với Tây ban Nha).

Câu chuyện ở đây là do nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng, thềm băng này bắt đầu sụp đổ và vỡ dần từ bên trong. Nhóm nghiên cứu đã chôn 34 cảm biến địa chất tại khu vực để hiểu hơn về hiện tượng đang xảy ra.

Tiếng hát đến từ Nam Cực sẽ là âm thanh ám ảnh bạn nhất trong ngày hôm nay
Nói là hát nhưng thực chất nếu bạn có đến đây thì cũng không nghe được gì đâu.

Các cảm biến đã theo dõi cấu trúc của thềm băng trong giai đoạn cuối 2014 - 2017. Đến khi các chuyên gia phân tích dự liệu, họ nhận ra lớp tuyết bên trên thềm băng đã dịch chuyển rất rõ vì tác động của gió. Chính xác hơn là tác động của những cơn bão, và sự thay đổi về nhiệt độ.

Và quá trình này phát ra âm thanh.

"Tốc độ gió, nhiệt độ, và sự thay đổi vị trí của các cồn tuyết đã tạo ra những âm thanh khác nhau".

Tiếng hát đến từ Nam Cực sẽ là âm thanh ám ảnh bạn nhất trong ngày hôm nay
Các nhà nghiên cứu đang thực hiện thí nghiệm.

Theo Chaput, việc nghiên cứu về các rung động tạo ra sẽ giúp khoa học biết về phản ứng của thềm băng trước tác động ngày càng lớn của môi trường.

"Giống như lớp lông dày của voi ma-mút, lớp tuyết ở trên thềm băng là lớp bảo vệ quan trọng nhất dành cho khu vực này trước tác động của biến đổi khí hậu" - trích lời Douglas MacAyeal, một chuyên gia địa lý không liên quan đến nghiên cứu.

"Điều các chuyên gia cần quan tâm là liệu lớp bảo vệ ấy có bị ảnh hưởng và mòn dần do tác động của biến đổi khí hậu trong thế kỷ tới".

Về điểm này, Chaput đồng tình. "Lớp tuyết tan chảy hiện đang là ưu tiên số một cần quan tâm, vì nó khiến thềm băng trở nên mất ổn định".

Tóm lại là từ nghiên cứu này, chúng ta có một bài hát thực sự u ám, và nó được gây ra là bởi quá trình nứt vỡ dần dần của khối băng lớn nhất lục địa Nam Cực. Vậy nên theo Chaput, đây là thời điểm các nghiên cứu tương tự cần được thực hiện, trước khi mọi chuyện trở nên xấu hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Cứ mỗi mùa Trung thu, hẳn không ít người lại bồi hồi nhớ về tuổi thơ với những trò chơi không thể nào quên...

Đăng ngày: 12/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News