Tiếng thét trong huấn luyện võ thuật có uy lực thế nào?
Người luyện võ nói chung, và người đảm nhiệm công việc huấn luyện võ thuật nói riêng, là người đã có bề dày công phu luyện tập, mà luyện võ thì bao gồm cả luyện về ngoại lực lẫn nội lực.
Sự linh hoạt, dẻo dai và ánh mắt tinh anh sáng ngời nói lên cái khí chất tự tin và dũng mãnh của người luyện võ.
Thể hiện nội lực qua tiếng thét, bạn sẽ thấy tinh thần luyện tập.
Người luyện võ nói chung, và người đảm nhiệm công việc huấn luyện võ thuật nói riêng, là người đã có bề dày công phu luyện tập, mà luyện võ thì bao gồm cả luyện về ngoại lực lẫn nội lực.
Cho nên, ngay khi còn là võ sinh, người tập võ nên luyện thở, luyện nội lực, để đến lúc đứng lớp điều khiển phải thể hiện được sự dõng dạt và truyền đạt mệnh lệnh một cách có uy lực.
Thể hiện nội lực qua tiếng thét, bạn sẽ thấy tinh thần luyện tập, chiến đấu của bạn tốt hơn, cơ thể bạn chuyển từ trạng thái ì ạch, uể oải sang trạng thái hưng phấn và sẵn sàng chiến đấu.
Trong thể thao, với các môn khác, người huấn luyện thường dùng còi để làm hiệu lệnh điều khiển. Nhưng đối với võ thuật, người huấn luyện viên cần thể hiện uy lực xuất phát từ nội lực, để ban hành mệnh lệnh. Có như vậy, mới toát lên được cái nội lực sung mãn của người võ sư, tăng phần sinh động một cách nghiêm túc trong một lớp võ. Đồng thời hình ảnh người huấn luyện sẽ tăng phần dũng mãnh khí thế, sừng sửng như một tượng đài.
Ngoài nội lực được thể hiện qua tiếng nói, người huấn luyện cũng cần truyền đạt, giải thích rõ ràng, mạch lạc, tránh dài dòng lan mam.
Một huấn luyện viên đứng trước lớp không cho phép yếu đuối, chậm chạp thiếu linh hoạt và khẩu lệnh yếu ớt.
Trong dòng võ Karate, tiếng thét “kiai” được xem là một phần không thể thiếu. Nó không chỉ thể hiện nội lực mà còn là yếu tố quan trọng dùng uy hiếp tinh thần của đối phương. Một đòn ra cương mãnh đi liền với tiếng thét “kiai” làm đối phương khiếp vía đem đến kết quả chiến thắng cho người võ sĩ Karate.
“Kiai” có nghĩa là hội khí.
“Kiai” có nghĩa là hội khí. Như vậy cho thấy “hội khí” theo nghĩa đề cập ở phần trên, nó là nội lực được rèn luyện để có thể tích tụ khí lực từ bên trong, để khi cần phát ra sẽ như từ một cái máy nén khí công suất cao. Điều này đem lại lợi thế rất lớn cho người luyện võ nói chung và người huấn luyện võ thuật nói riêng.
Tiếng thét trong võ thuật âm thanh phải bắt nguồn từ cơ hoành thay vì cổ họng vì nó được cho là giúp ngăn ngừa tổn thương nội tạng nhờ siết chặt các phần cơ cốt lõi. Kỹ thuật này còn được coi là cách tăng thêm tốc độ và sức mạnh trong di chuyển hoặc tấn công.
Tiếng thét này cho phép người tập võ phát triển kỹ thuật hô hấp thích hợp khi tấn công.
Như bất kỳ hình thức vận động mạnh khác, võ thuật đòi hỏi nhiều năng lượng và oxy. Tiếng thét này cho phép người tập võ phát triển kỹ thuật hô hấp thích hợp khi tấn công. Tiếng hét cũng được coi là phương pháp hỗ trợ tập trung và giải phóng năng lượng thông qua đòn thế tấn công.
Tóm lại, người luyện tập võ thuật cần luyện cả về ngoại lực lẫn nội lực để luôn thể hiện được cốt cách, thần thái của một võ sĩ.