Tiếp tục đưa robot Curiosity lên sao Hỏa

Để thay thế cho hai tiền bối là các robot tự hành Spirit và Opportunity đã miệt mài thám sát hành tinh đỏ trong nhiều năm qua, NASA đã tiếp tục phái robot Curiosity (tạm dịch là “tò mò”) lên sao Hỏa để tiếp tục nghiên cứu hành tinh thứ tư thuộc Thái dương hệ.

>>> Video: Mô tả phi thuyền đưa robot Curiosity đáp xuống sao Hỏa

Phi thuyền chở Curiosity được tên lửa Atlas V phóng đi từ mũi Canaveral, Florida (Mỹ) vào hồi tháng 11/2011. Khoảng 5 tháng nữa là phi thuyền sẽ đi vào quỹ đạo sao Hỏa cho Curiosity đổ bộ xuống nơi này. Việc đưa một thiết bị khoa học lên bề mặt hành tinh khác rồi cho nó đáp xuống một cách êm đẹp là vô cùng khó khăn khi tàu vũ trụ chở Curiosity bay với tốc độ 21.243 km/giờ lúc tiếp cận tầng thượng bầu khí quyển sao Hỏa. Tốc độ của phi thuyền sẽ giảm dần do lực cản của bầu khí quyển, dù hãm tốc sẽ được bung ra mang thiết bị có tên gọi Sky Crane ôm Curiosity tách khỏi phi thuyền để chuẩn bị cho việc tiếp cận bề mặt sao Hỏa. Nhiệm vụ của Sky Crane là phát động tên lửa ngược chiều rơi để Curiosity hạ cánh một cách êm ái, sau đó Sky Crane sẽ bay đi chỗ khác. Tổng thời gian hạ cánh của Curiosity chỉ trong vòng 6 phút.


Nhiệm vụ của Sky Crane là phát động tên lửa ngược
chiều rơi để Curiosity hạ cánh một cách êm ái

NASA cho biết Curiosity mang theo mình những thiết bị khoa học tiến bộ nhất so với các robot tự hành tiền nhiệm. Không chỉ camera mà thiết bị thăm dò laser và những kỹ năng phân tích vi mô đều được phát huy để xem xét liệu trên sao Hỏa có sự sống hay đã từng tồn tại sự sống.

Nơi mà Curiosity làm việc nhiều và kỹ lưỡng nhất là miệng núi lửa Gale. Tại đây, nó không chỉ nghiên cứu các mẫu đất đá có từng lưu trữ dấu vết của nước mà còn xem xét dữ liệu về thời tiết và mức độ bức xạ để xem thử một ngày không xa con người có thể đặt chân lên sao Hỏa được không.

So với hai tiền nhiệm là robot tự hành Spirit và Opportunity thì Curiosity dài gấp đôi và nặng gấp 5 lần. Nó mang theo 10 thiết bị khoa học được cho là tiến bộ nhất hiện nay với độ nhạy gấp 15 lần so với những thiết bị từng có trên Spirit và Opportunity. Bên cạnh đó Curiosity còn được trang bị một camera cao 2,1m để có thể quan sát từ xa.

Báo Daily Mail cho biết thời gian hoạt động của Curiosity trên sao Hỏa là hai năm, tổng dự án tiêu tốn khoảng 2 tỉ USD.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News