Tiếp tục tìm kiếm người ngoài hành tinh

Vài tháng trước, việc Mạng tìm kiếm nền văn mình ngoài Trái đất (SETI) với hàng triệu thành viên trên khắp thế giới tuyên bố ngừng hoạt động vì không còn kinh phí đã gây ra sự nuối tiếc của tất cả mọi người. Nay SETI sắp hoạt động trở lại nhờ một “nữ mạnh thường quân” - diễn viên nổi tiếng của Holywood: Jodie Foster.

>>> Tiếp tục tìm kiếm người ngoài hành tinh

Theo trang KM của Nga, các nhà khoa học Mỹ đang tiến hành khởi động lại hệ thống kính viễn vọng Allen, tìm kiếm những tín hiệu của những đại diện nền văn minh ngoài Trái đất phát ra, sau một thời gian phải ngưng nghỉ vì quỹ những nhà hảo tâm đóng góp đã cạn và tài trợ của nhà nước bị cắt giảm.

Tiếp tục tìm kiếm người ngoài hành tinh
Nữ diễn viên Jodie Foster, một trong những mạnh thường quân
giúp chương trình SETI hoạt động trở lại.

Như vậy là dự án toàn cầu mang tên SETI (Search for Extraterrestrial Intelligence), có trụ sở chính tại thành phố Mountain View, bang California lại tiếp tục được thực hiện vì vấn đề kinh phí đã được giải quyết cho giao đoạn trước mắt.

Các nhà tài trợ mới cho dự án là những tổ chức và những cá nhân, trong đó có diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Holywood là Jodie Foster và nhà du hành vũ trụ trên con tàu “Apollo-8” là Bill Anders. Họ đã chuyển đến cho SETI trên 200.000 đôla Mỹ.

Diễn viên điện ảnh Jodie Foster 48 tuổi, người năm 1997 đã đóng vai nhà nữ thiên văn tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái đất trong bộ phim “Tiếp xúc”. Bà nói : “Những tưởng tượng khoa học chỉ có thể trở thành sự thực khoa học khi những chiếc kính viễn vọng này thường xuyên quét lên bầu trời”.

Hệ thống kính viễn vọng Allen là một phần của Đài thiên văn vô tuyến Hat Creek trực thuộc trường Đại học Berkeley (Mỹ) gồm 42 chiếc kính thiên văn đặt tại phía bắc bang California. Hệ thống kính đó - được đặt tên theo tên của nhà tài trợ chính, đồng sáng lập Tập đoàn Mirosoft là Paul Allen - bắt đầu hoat động từ năm 2007. Nhưng vào tháng tư năm 2011, Viện nghiên cứu SETI buộc phải ngừng chương trình với kinh phí lên tới 30 triệu đôla, chủ yếu là để vận hành hệ thống kính viễn vọng Allen, trong đó có việc trả lương cho hơn 2.400 nhà nghiên cứu.

Mặc dù đang bị đe dọa bởi làn sóng mới của cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, Viện SETI vẫn có ý định tiếp tục khai thác hệ kinh viễn vọng Allen này.

Tiếp tục tìm kiếm người ngoài hành tinh
Hệ thống kính viễn vọng Allen.

Theo tuyên bố của Giám đốc Viện SETI, số tiền nhận được cần phải đủ để các kính viễn vọng hoạt động cho tới cuối năm 2011, mặc dù kinh phí của Viện phụ thuộc cả vào số tiền do Bộ Quốc phòng Mỹ chia cho trong chương trình kiểm tra các rác thải trong không gian có khả năng làm hư hại các vệ tinh vũ trụ.

Seth Shostak, nhà thiên văn thuộc dự án SETI là cho biết việc thương lượng với giới quân sự chưa kết thúc song ông hy vọng sẽ thành công.

Tuy nhiên dù đã thỏa thuận được về nguồn kinh phí này, thì vẫn phải được sự đồng ý của Quốc hội Mỹ. Do vậy vẫn chưa loại trừ hết những trắc trở trong việc khôi phục lại chương trình để đi vào hoạt động vào tháng chín hoặc tháng mười năm nay.

SETI hy vọng sẽ thu được những nguồn kinh phí bổ sung khoảng 2,5 triệu đôla đề duy trì hoạt động của hệ kính viễn vọng và trả lương cho các chuyên gia trong năm 2012 tới.

Về kế hoạch dài hạn, SETI sẽ tận dụng hệ thống kính viễn vọng để quan sát những hành tinh ngoài hệ Mặt trời.

Ông Seth Shostak cho biết: “Mọi người, ai cũng mong muốn đến một lúc nào đó tìm được câu trả lời đã bao nhiêu năm chờ đợi là có hay không những sinh vật giống như chúng ta hoặc thông minh hơn chúng ta trong vũ trụ”.

Ngoài những mục tiêu nói trên, hệ thống kính viễn vọng Allen cũng có những đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu pulsar (tức các ẩn tinh - những ngôi sao không nhìn thấy được mà chỉ có thể nhận biết qua sóng vô tuyến mà chúng phát ra), lỗ đen và từ trường của Dải Ngân hà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News