Tiết giao mùa làm con người biến đổi "khó lường"

Các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa thiên nhiên, thời tiết bốn mùa trong năm với tinh thần, tâm trạng của con người…

Giao mùa là khoảnh khắc thiên nhiên chuyển mình từ mùa này sang mùa khác. Giờ đây, khi mùa hè qua và thu tới cũng là thời điểm đất trời có nhiều sự vận động, thay đổi nhất.

Trong thời khắc như vậy, đã bao giờ bạn thấy mình trở nên vui đột ngột hơn, hay tự dưng buồn vu vơ không lý do? Nếu có thì cũng đừng lo, bởi đó là chuyện bình thường. Khoa học đã chứng minh, thời tiết chuyển mùa mang trong mình một mãnh lực ghê gớm…

Sức mạnh ấy là gì?

Nhiều người sẽ tự hỏi liệu sức mạnh ghê gớm chúng ta vừa đề cập tới là gì? Đó chính là sự tác động tới tâm trạng, cảm xúc và ảnh hưởng tới hành động của thời tiết giao mùa.

Tiết giao mùa làm con người biến đổi khó lường
Phải chăng khi thấy lá vàng rơi, ai trong chúng ta cũng cảm thấy một nỗi buồn man mác?

Con người là động vật cấp cao, tuy nhiên ít nhiều vẫn chịu những ảnh hưởng từ nhiệt độ, ánh sáng bên ngoài, nhất là khi có sự chuyển đổi tương đối lớn giữa các mùa trong năm.

Chẳng hạn, mùa xuân ấm áp, độ ẩm cao, ánh sáng vừa phải thì sang mùa hè, trời nóng oi, khô hạn và cường độ sáng cực mạnh; tới mùa thu nhiệt độ lại giảm hơn, ánh sáng cũng không còn gắt. Cuối cùng, trời sẽ lạnh vào mùa đông, đây là khoảng thời gian mà nhiệt độ thấp và ánh sáng yếu nhất trong năm.

Tiết giao mùa làm con người biến đổi khó lường

Tất cả những yếu tố đó tác động lên tâm trạng của mỗi người mà nhiều khi chúng ta không hề nhận biết được, ngoại trừ các chuyên gia. Để chứng minh sự tồn tại của khả năng này, một nhóm nhà khoa học thuộc Viện Tâm thần quốc gia Washington đã tiến hành thí nghiệm sau:

Họ để một người phụ nữ sống một mình trong căn phòng mát mẻ suốt 5 ngày, tắm nước lạnh 1-2 lần/ngày. Đây lại là người phụ nữ có tiền sử thường xuyên buồn bã khi trời nóng nực trong suốt 15 năm liền.

Kết quả thu được thật đáng kinh ngạc: người phụ nữ đã trở nên hào hứng, vui vẻ, không còn gặp phải tình trạng như cũ nữa. Rõ ràng, sự thay đổi nhiệt độ, ánh sáng khi giao mùa có tác động đáng kể tới hiệu ứng tâm lý, tinh thần của con người.

Những tác động không hề dễ chịu

Thời tiết chuyển mùa đem lại không ít rắc rối cho con người. Nếu thời tiết thay đổi quá nhanh, đột ngột và trong thời gian dài sẽ làm khả năng thích nghi của con người không kịp phản ứng. Hệ quả là chúng ta sẽ gặp phải một số vấn đề liên quan tới sức khỏe, thể trạng cũng như tinh thần.

Nguy hiểm nhất có lẽ là việc giao mùa làm tỉ lệ người tự tử tăng vọt. Có thể bạn không tin nhưng sự thật là theo một nghiên cứu tới từ Hàn Quốc, nhiệt độ tăng 1 độ C thì tỷ lệ gia tăng tự tử tăng thêm những 1,4%. Những quan sát được tiến hành từ năm 1820 cũng chỉ ra rằng, vào thời điểm cuối mùa xuân, tỷ lệ tự tử cao nhất trong năm.

Tiết giao mùa làm con người biến đổi khó lường
Bức ảnh mùa xuân cùng đất trời tươi đẹp...

Người ta lý giải rằng, do mùa đông, thời tiết lạnh khiến con người ta ít ra ngoài, ít gặp những xung đột căng thẳng hơn so với mùa xuân. Nếu sự căng thẳng quá lớn, nhiều và đến đột ngột, hậu quả tất yếu là một ý định tự tử sẽ bộc phát. Truyền thông phương Tây còn đưa tin rằng: “Khi trời ở Anh nhiều sương mù, dãy núi Alpes có gió nóng thì đó là thời kỳ vàng của tự tử”.

Đáng sợ không kém là hội chứng trầm cảm theo mùa SAD (- rối loạn cảm xúc theo mùa - Seasonal affective disorder). Theo đó, chứng bệnh này thường xảy đến vào giai đoạn chuyển mùa - cuối thu đầu đông hoặc cuối xuân đầu hè.

Một nghiên cứu năm 2001, công bố trên tạp chí Archives of General Psychiatry cho biết, những người mắc hội chứng SAD tiết ra hormone melatonin nhiều hơn người bình thường. Đây là loại hormone tiết ra nhiều về đêm, giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, chúng kích hoạt cảm giác tuyệt vọng và buồn rầu, làm giảm thân nhiệt cơ thể, làm chúng ta yếu đi so với bình thường.

Tiết giao mùa làm con người biến đổi khó lường
Cảnh buồn... người có vui đâu bao giờ?

Ở mức độ nhẹ nhất, thời tiết giao mùa tác động tương đối tới hành vi, cảm xúc nhất thời của chúng ta. Các công trình nghiên cứu trên thế giới 100 năm gần đây đã kết luận có sự liên quan giữa thời tiết nóng bức với tình trạng gia tăng tội phạm hình sự.

Theo đó, con người ta trở nên hung hăng hơn khi thời tiết quá nóng. Một thống kê ở Mỹ cho thấy, 27% dân số chịu ảnh hưởng khá nhiều từ sự chuyển giao các mùa trong năm. Ví dụ: mùa đông thiếu ánh sáng là nguyên nhân khiến nhiều người bi quan, chán nản, cáu gắt một cách vô cớ, hay mất ngủ và hiếm có hứng thú làm việc.

Tiết giao mùa làm con người biến đổi khó lường

Tạm kết: Chuyển mùa là những khoảng thời gian thời tiết biến đổi bất thường nhất trong năm, đặc biệt là trong giai đoạn chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu ngày nay. Để kịp thời thích nghi, đảm bảo sức khỏe để phục vụ cuộc sống, hãy thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để lựa chọn trang phục phù hợp, thức ăn đầy đủ dinh dưỡng hợp lý.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News