Tiết lộ bí mật về hình trái tim khổng lồ trên sao Diêm Vương

Các nhà khoa học mới đây đã tiết lộ thêm thông tin về hình trái tim khổng lồ trên sao Diêm Vương từng gây sốt vào năm 2015.

Theo RT, một nghiên cứu mới được công bố trên trên tờ Nature tiết lộ bí mật vì sao trên bề mặt sao Diêm Vương hình thành nên trái tim khổng lồ Sputnik Planum.


Hình trái tim khổng lồ màu trắng chính là do lượng lớn băng nitơ tạo ra.

Hình trái tim trên bề mặt sao Diêm Vương không phải chỉ đơn thuần là băng mà là sông băng chứa rất nhiều khí nitơ, cộng với metan và CO.

Các nhà khoa học trường Đại học Pierre et Marie Curie, Pháp, đã tập hợp thông tin do tàu vũ trụ New Horizons ghi lại và con số trong 50.000 năm qua để đưa ra mô hình về sự phát triển môi trường trên sao Diêm Vương.

Tanguy Bertrand, người đứng đầu nghiên cứu nói: "Bề mặt sao Diêm Vương giống như một món cocktail thập cẩm các loại băng mà không có trên Trái đất. Nó là hỗn hợp chứa khí nitơ, metan và CO. Chúng tôi đã tổng hợp thành mô hình về bề mặt sao Diêm Vương để hiểu thêm về cơ chế ngưng tụ thành băng".

Nghiên cứu chỉ ra rằng bên dưới mặt nạ băng đó chính là vực sâu khoảng 4km. Nó hoạt động như cái bẫy lạnh hút nitơ và CO. Tanguy Bertrand nói: "Chúng tôi đã phát hiện ra rằng hình trái tim khổng lồ màu trắng chính là do lượng lớn băng nitơ tạo ra".

Tại bề mặt hố sâu, áp lực không khí cao hơn, nhiệt độ đóng băng cao hơn so với bên trong. Do vậy, nitơ nhanh chóng bị đóng băng, phân biệt với những vùng bên cạnh có màu sẫm hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News