Tiểu hành tinh 1.000m lao đến gần Trái đất vào ngày 19/1 tới

Tiểu hành tinh khổng lồ sẽ lao sượt qua Trái đất với vận tốc khoảng 70.400 km/h vào ngày 19/1.


Ảnh chụp tiểu hành tinh (7482) 1994 PC1 năm 1997 trông giống một vệt dài do đang bay với tốc độ cao. (Ảnh: Đài quan sát Thiên Văn Sormano)

Tiểu hành tinh (7482) 1994 PC1 sắp bay tới cách Trái đất 1,93 triệu km, gấp hơn 5 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt Trăng. Tiểu hành tinh sẽ cách Trái đất gần nhất lúc 4h51 ngày 19/1 (giờ Hà Nội). Các tính toán về đường bay của nó chỉ sai số 133km, đồng nghĩa va chạm không xảy ra trong chuyến tiếp cận này.

Nhà thiên văn Robert McNaught tại Đài quan sát Siding Spring, Australia, lần đầu tiên phát hiện (7482) 1994 PC1 vào năm 1994. Các nhà khoa học sau đó cũng nhận diện được tiểu hành tinh này trong những bức ảnh từ tháng 9/1974.

(7482) 1994 PC1 hoàn thành một vòng quay quanh Mặt trời trong một năm 7 tháng. Khoảng cách giữa tiểu hành tinh này với Mặt trời bằng 0,9 - 1,8 lần khoảng cách giữa Mặt trời và Trái đất.

Với đường kính khoảng 1.000 m, gấp 2,5 lần chiều cao của tòa nhà Empire State, Mỹ, (7482) 1994 PC1 được xếp loại "có khả năng gây nguy hiểm" do kích thước lớn và có những lần bay qua sát Trái đất. Theo ước tính, tiểu hành tinh kích thước như vậy đâm xuống Trái đất khoảng 600.000 năm một lần.

Chuyến tiếp cận gần đây nhất của (7482) 1994 PC1 là ngày 17/1/1933 với khoảng cách 1,1 triệu km. Lần tiếp cận tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 18/1/2105.

(7482) 1994 PC1 sẽ lao qua Trái đất với vận tốc khoảng 70.400 km/h hôm 19/1. Sự kiện sẽ giúp các nhà thiên văn có cơ hội tìm hiểu thêm về tiểu hành tinh này. Nó thuộc nhóm Apollo, nhóm tiểu hành tinh phổ biến nhất mà giới khoa học biết đến.

Tiểu hành tinh này quá mờ để quan sát bằng mắt thường hay ống nhòm. Tuy nhiên, người yêu thiên văn có thể trông thấy nó bay qua bầu trời với một chiếc kính viễn vọng thích hợp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News