Tiểu hành tinh bay hơn 61.000km/h qua khí quyển Trái Đất
Tiểu hành tinh 2018 LA với đường kính chỉ khoảng 1,8m lao qua khí quyển và bốc cháy.
Tiểu hành tinh 2018 LA biến thành cầu lửa sáng rực trên bầu trời Botswana tối hôm 2/6, Fox News đưa tin. 2018 LA được nhóm chuyên gia trong dự án Catalina Sky Survey phát hiện vào buổi sáng cùng ngày, theo Trung tâm Nghiên cứu Vật thể gần Trái Đất (CNEOS) thuộc NASA.
Tiểu hành tinh tiến vào khí quyển lúc 18h44 theo giờ địa phương rồi bốc cháy ở độ cao khoảng vài km.
Tiểu hành tinh ước tính rộng khoảng 1,8m, đủ nhỏ để cháy rụi trong khí quyển Trái Đất. Với vận tốc hơn 61.000km/h, nó tiến vào khí quyển lúc 18h44 theo giờ địa phương rồi bốc cháy ở độ cao khoảng vài km. Những báo cáo về cầu lửa phát sáng trên Botswana, châu Phi, tối hôm 2/6, khớp với đường đi dự kiến của 2018 LA, NASA cho biết.
Các nhà khoa học có thể quan sát tiểu hành tinh này vài giờ trước sự kiện nhờ ATLAS, hệ thống cảnh báo sớm va chạm với tiểu hành tinh do Đại học Hawaii phát triển và NASA tài trợ. Nhóm nghiên cứu cũng thu hẹp được điểm va chạm dự kiến nhờ sử dụng hệ thống tự động Scout tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA.
"Đây mới là lần thứ ba phát hiện tiểu hành tinh có đường đi va chạm với Trái Đất. Đây cũng là lần thứ hai khả năng va chạm cao được dự đoán sớm trước sự kiện", Paul Chodas, quản lý tại CNEOS, chia sẻ.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
