Tiểu hành tinh đã “xẹt” qua Trái đất

Tiểu hành tinh có kích cỡ bằng 4 sân bóng đá đã đột nhập quỹ đạo mặt trăng và bay sát sạt trái đất vào thời điểm 6'28 phút sáng nay (giờ VN).

>>> Video: Tiểu hành tinh 2005 YU55

Tại thời điểm gần nhất, thiên thạch asteroid 2005 YU55 ở cách trái đất 324.000km. Space.com cho biết, một thiên thạch lớn cỡ này chưa từng lại gần Trái đất kể từ năm 1976 trở lại đây và sẽ không tái diễn trước năm 2028.

Các nhà khoa học cho biết, sau khi bay sát Trái đất, 2005 YU55 đã tăng tốc và bay tiếp vào không gian với vận tốc khoảng 46.700km/giờ.

Đúng như dự đoán trước đó, 2005 YU55 đã không gây bất cứ nguy hiểm nào cho Trái đất cũng như Mặt trăng. Thay vào đó, đây là một dịp được giới thiên văn học toàn thế giới ngóng đợi, bởi họ sẽ có một cơ hội chưa từng có để nghiên cứu thêm về tiểu hành tinh này và quỹ đạo của nó.

“Chúng tôi thực sự muốn phân tích nó càng nhiều càng tốt, cũng như tìm hiểu về quá khứ và tương lai của nó”, chuyên gia Marina Brozovic của Văn phòng nghiên cứu các vật thể gần Trái đất – NASA cho biết. Những hình ảnh và video về 2005 YU55 được NASA công bố trước và trong thời điểm bay “xẹt” qua Trái đất cho thấy, thiên thạch này khá tròn nhưng lồi lõm.

2005 YU55 được nhà thiên văn Robert McMillan của Đại học Arizona, Mỹ phát hiện vào năm 2005. Tiểu hành tinh này bay vòng quanh Mặt trời theo quỹ đạo 15 tháng. Các nhà khoa học đã khẳng định YU55 sẽ không đe dọa Trái đất trong ít nhất là một thế kỷ tới. Mặc dù vậy, họ vẫn muốn nhân dịp này tìm hiểu thêm về chuyển động của YU55 để có thể dự đoán chính xác hơn cho tương lai.

Phát biểu trên AP, Giáo sư Jay Melosh của Đại học Purdue cho biết, nếu một tiểu hành tinh cỡ này va phải Trái đất, vụ va chạm sẽ tạo ra một hố sâu có đường kính 4 dặm và sâu 1700 feet. Còn nếu như nó rơi xuống biển, YU55 sẽ tạo ra những con sóng thần cao 70 feet.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News