Tiểu hành tinh được đặt tên Wikipedia
Tiểu hành tinh 274.301, do các nhà thiên văn học Ukraina tìm ra ngày 25/8/2008 vừa được đặt tên là Wikipedia để vinh danh trang Từ điển bách khoa mở này.
Tiểu hành tinh mang mã số 274.301 được Đài quan sát Thiên văn mang tên Andrushevka nằm trong khu vực Zhytomyr phát hiện. Đó là một thiên thể quay quanh Mặt trời ở khoảng cách 2,3 đơn vị thiên văn (khoảng 344 triệukm) và quay trọn vẹn một vòng mất 3,68 năm.
Để giải thích quyết định đặt tên này cho tiểu hành tinh do Ukraina phát hiện, Hội Thiên văn nước này ra thông báo: "Wikipedia là một bách khoa toàn thư trực tuyến miễn phí, nội dung do một tập thể các tác giả từ khắp nơi trên thế giới biên soạn. Nó giúp ích cho rất nhiều người trên thế giới để tìm hiểu bất cứ vấn đề gì. Trong lĩnh vực thiên văn, mỗi ngày từ "Wikipedia" vài chục tiểu hành tinh đã được đặt tên".
Bản tin chính thức của Ukraina cho biết thành viên quản trị của Tổ chức phi chính phủ mang tên “Wikipedia Ukraina” là Andrey Makukha đã đưa ra đề nghị này và được Viện Hàn lâm Khoa học Ukraina chấp thuận. Người ta chưa biết bản chất của tiểu hành tinh nhưng giả định rằng nó chỉ gồm kim loại và đá.
Đài quan sát thiên văn Andrushevka, nơi phát hiện ra “Wikipedia” được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2001. Trong số các tiểu hành tinh mà Đài đã tìm ra có tiểu hành tinh Zhytomir (mã số 117240), Andrushevka (mã số 133,293) và Klischki (mã số 212.723).

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
