Tiểu hành tinh gần 500m vừa bay qua Trái đất

NASA cho biết một tiểu hành tinh với đường kính lớn hơn 3 lần Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập bay qua Trái đất hôm qua.


Mô phỏng tiểu hành tinh lao sượt qua Trái đất.

Tiểu hành tinh mang tên 2015 DR215 được xếp vào nhóm thiên thạch có khả năng gây nguy hiểm (PHA), theo NASA. Tuy nhiên, 2015 DR215 sẽ không đâm vào Trái đất trong tương lai gần. Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái đất (CNEOS) của NASA cho biết thiên thể này đang bay về phía Trái đất. Nhưng ngay cả ở khoảng cách gần nhất, 2015 DR215 vẫn cách hành tinh của chúng ta khoảng 6,6 triệu km, gấp hơn 17 lần quãng đường tới Trái đất.

CNEOS ước tính đường kính tối đa của 2015 DR215 là 488m, lớn gấp 3,5 lần chiều cao của Đại kim tự tháp Giza (138m). Đường kính tối thiểu của thiên thể vào khoảng 220m. 2015 DR215 di chuyển ở tốc độ khoảng 29.773km/h khi bay qua Trái đất vào 13h41 ngày 11/3.

2015 DR215 quay quanh Mặt trời nhanh hơn Trái đất. Đây là điều phổ biến với tiểu hành tinh tiến đến tương đối gần Trái đất. Năm 2028, 2015 DR215 sẽ bay sượt qua hành tinh của chúng ta một lần nữa, theo dữ liệu của CNEOS.

Một tiểu hành tinh được xếp vào nhóm PHA nếu tới gần Trái đất hơn 7,5 triệu km hoặc có đường kính từ 150m trở lên. Các nhà thiên văn học đang theo dõi hàng nghìn tiểu hành tinh trong hệ Mặt trời, bao gồm nhiều PHA để đảm bảo không có thiên thể nào gây nguy hiểm cho Trái đất. Tính đến ngày 7/3, họ đã phát hiện khoảng 28.000 tiểu hành tinh gần Trái đất, 1.000 tiểu hành tinh trong số đó có đường kính trên 1km.

Các vụ va chạm giữa tiểu hành tinh và Trái đất từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ. Năm 2013, một thiên thạch lớn cỡ ngôi nhà phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk, Nga, giải phóng năng lượng tương đương 440.000m tấn thuốc nổ TNT kèm theo sóng xung kính làm vỡ kính cửa sổ trên phạm vi 518km2.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News