Tiểu hành tinh tỷ USD sắp bay ngang qua trái đất
Theo các nhà khoa học, một tiểu hành tình có giá trị khoảng 5,4 nghìn tỷ USD sẽ bay ngang qua trái đất vào hôm 19/7.
Tiểu hành tinh tỷ USD sắp lướt qua trái đất
Theo tính toán của các nhà khoa học, thiên thạch mang tên 2011 UW-158 sẽ lướt qua trái đất ở khoảng cách 2,4 triệu km vào lúc 6h30 ngày 19/7 theo giờ miền đông nước Mỹ (khoảng 18h30 cùng ngày theo giờ Việt Nam). Khoảng cách này gần gấp 30 lần so với cự ly từ trái đất tới hành tinh gần nhất.
Một thiên thạch bay ngang qua trái đất. (Ảnh minh họa: Corbis)
Một đài quan sát ở quần đảo Canary thuộc Tây Ban Nha trên Đại Tây Dương sẽ tường thuật trực tiếp cảnh tượng thiên thạch bay gần địa cầu trên mạng Internet.
Theo ước tính của Planetary Resources - công ty chuyên khai khoáng trên các hành tinh (đặt trụ sở tại bang Washington, Mỹ) - lõi thiên thạch 2011 UW-158 chứa khoảng 90 triệu tấn bạch kim. Do đó, giá trị tiềm năng của thiên thạch lên tới 5,4 nghìn tỷ USD.
Planetary Resources coi tiểu hành tinh 2011 UW-158 là thiên thạch “loại X” - với thành phần chủ yếu là kim loại và dường như là tàn tích của các tiểu hành tinh lớn tách từ lõi và vỏ trái đất.
Nhân sự kiện thiên thạch 2011 UW-158 lướt qua trái đất, các nhà thiên văn và giới khoa học sẽ có cơ hội thảo luận, nghiên cứu và nhận định giá trị của nó để thực hiện các chuyến thăm dò không gian trong tương lai.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
