Tìm đầu ra cho khí thải nhà kính
Theo AFP, vào ngày 27 và 28-9 tại thủ đô Washington (Mỹ) diễn ra Hội nghị các nền kinh tế hàng đầu về an ninh năng lượng và thay đổi khí hậu.
Đây là hội nghị đầu tiên trong một loạt hội nghị với sự tham dự của 16 nước có lượng khí thải nhà kính nhiều nhất thế giới (chiếm hơn 90% lượng khí thải toàn cầu), bên cạnh Bồ Đào Nha (chủ tịch Liên minh châu Âu) và Ban công ước khung Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).
Mục tiêu hội nghị là vạch ra những biện pháp tầm quốc gia cho việc cắt giảm khí thải, đề ra những mục tiêu chống ô nhiễm dài hạn, xem xét hiệu quả của việc sử dụng công nghệ hiện đại, trồng rừng và hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển trong việc làm sạch khí thải CO2.
Sáng kiến quốc tế này được Tổng thống G. Bush đưa ra vào tháng sáu vừa qua tại Hội nghị thượng đỉnh G-8 và sau đó được lãnh đạo 21 thành viên APEC thông qua tại Sydney, Úc vào đầu tháng chín. Thư ký UNFCCC Yvo De Boer hoan nghênh việc Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là nước gây ô nhiễm nhất thế giới, ngày càng gắn kết với thế giới trong việc tìm giải pháp cho vấn đề môi trường.
Ông De Boer không cho rằng sáng kiến của Tổng thống Bush sẽ tạo ra một thỏa thuận chống lại nghị định thư Kyoto, dù châu Âu lo ngại Mỹ sẽ lợi dụng sáng kiến này để áp đặt một chương trình nghị sự kêu gọi các biện pháp tự nguyện và mang tính kỹ thuật, và như vậy sẽ phá vỡ tiến trình toàn cầu đang diễn ra theo khuôn khổ UNFCCC.
![]() |
“Hãy làm băng ngừng tan. Phê chuẩn nghị định thư Kyoto ngay!” - (Ảnh: AFP) |
THANH TRÚC

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
