Tìm hiểu về cha đẻ của ngành vật lý học
Cách đây 178 năm, ngày 10/6/1836, trái tim của nhà bác học vĩ đại André-Marie Ampère đã ngừng đập. Với Ampère, nước Pháp xem ông như là một nhà bác học bách khoa, còn thế giới ghi nhận ông như một nhà khoa học lớn, có tầm cỡ của nhân loại. Tên của ông đã được dùng để đặt cho đơn vị cường độ dòng điện.
Không đến trường như những đứa trẻ khác, Ampère học những bài học đầu tiên với chính cha đẻ của mình.
Với trí nhớ siêu đẳng, chỉ trong thời gian ngắn, Ampère đã học xong tiếng Latinh và cũng nhanh chóng nắm vững những kiến thức cơ bản trong 28 tập của Bách khoa toàn thư. Tất cả những sách vở về triết học, văn học và toán học, Ampère đều đọc một cách say sưa. Đó chính là nền tảng vững chắc để ông tiếp tục sự nghiệp học tập và nghiên cứu về sau này.
Nhà bác học André-Marie Ampère (20/1/1775 -10/6/1836)
Có hai sự kiện lớn liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn đến Ampère, đó là cái chết của người chị gái và người cha của mình. Nỗi mất mát lớn lao ấy đã khiến Ampère rơi vào tình trạng tột cùng đau khổ. Ông đã phải mất một thời gian rất lâu sau đó mới có thể lấy lại được tinh thần khi vùi đầu vào học tập và nghiên cứu. Khoa học đã cứu vớt ông, và có lẽ vì vậy mà Ampère cũng cống hiến hết mình cho khoa học.
Trong quãng thời gian từ năm 1796 đến năm 1801, Ampère tham gia giảng dạy toán học và ngôn ngữ học tại một trường trung học ở Lyon. Không lâu sau đó, ông chuyển đến Bourg giảng dạy vật lý và cũng chính tại đây, ông đã biên soạn khảo luận “Nghiên cứu về lý thuyết toán học của trò chơi”.
Mặc dù không có bằng cấp gì nhưng với nền tảng kiến thức phong phú và vững vàng mà ông tiếp thu từ bé cùng với trí tuệ tuyệt vời của mình, Ampère đã nhanh chóng được giới sư phạm chú ý. Sau đó, Ampère được cử làm chủ nhiệm bộ môn toán và thiên văn ở một trường phổ thông mới mở ở Lyon.
Máy đo Ampe
Sau khi vợ mất vào năm 1803, Ampère chuyển đến sinh sống ở Paris. Tại đây, ông được đề nghị làm phụ đạo về toán và giải tích tại Đại học bách khoa. Lần lượt những năm tiếp theo, ông giữ nhiều trọng trách tại các trường đại học lớn. Năm 1808, ông được cử làm Tổng thanh tra đại học; năm 1809, được bầu làm chủ nhiệm bộ môn cơ học ở Đại học bách khoa; và năm 1814 được bầu làm viện sĩ Ban hình học Viện hàn lâm khoa học.
Cùng với sự thăng tiến trong sự nghiệp, Ampère đã đạt đến những thành tựu đáng kể trong khoa học. Ông đã nêu lên nhiều quan sát khoa học, đề xuất những thuyết có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển về sau của các ngành khoa học tự nhiên. Ông cũng đã đưa ra những quan điểm độc đáo và sâu sắc về thuyết nguyên tử.
Những công trình nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý của Ampère đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại. Năm 1820, dựa vào phát hiện của nhà vật lý Hà Lan Hans Christian về tác dụng của dòng điện lên kim nam châm, ông đã tập trung nghiên cứu theo hướng mới bằng thực nghiệm, sau đó tìm ra lực điện từ và phát triển chúng thành định luật mang tên ông - Định luật Ampère.
Lực điện từ là một trong các lực cơ bản của tự nhiên, cơ sở của điện động lực học. Định luật Ampère cho phép xác định chiều và trị số của lực điện từ, là cơ sở chế tạo động cơ điện - một ứng dụng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của nhân loại.
Không chỉ xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Ampère còn được coi là một nhà thực nghiệm tài ba. Ông đã thiết kế và tự làm nhiều thiết bị phục vụ cho các thí nghiệm của mình. Những thiết bị này đã trở thành nền tảng cho các dụng cụ đo điện sau này như ampe kế, vôn kế, điện trở kế...
Ông còn là cha đẻ của các lý thuyết về phần tử vô hướng, của từ xuyến và của nam châm điện. Ampère đã phát triển qui tắc xác định từ trường của dòng điện (quy tắc vặn nút chai), tiên đoán dòng điện phân tử để giải thích bản chất từ của vật liệu sắt từ. Vì vậy, giới khoa học đã coi ông là một trong những nhà bác học lớn nhất của thế kỷ thứ XIX, là cha đẻ của ngành vật lý.
Luôn luôn bận rộn nghiên cứu khoa học, Ampère không còn thời giờ để chăm sóc sức khỏe bản thân nên ông yếu dần. Năm 1836, trong khi đi thanh tra một trường học ở Marseile, Ampère đã bị ốm và mất bất ngờ tại đây vào ngày 10/6/1836, để lại một niềm tiếc thương cho giới nghiên cứu khoa học ở Pháp lúc bấy giờ. Ngay cả khi nằm trên giường bệnh, Ampère cũng chỉ quan tâm đến những vấn đề lớn của nhân loại. Ông đã nói với một người bạn đến thăm ông “Sức khỏe của tôi? Đúng là sức khỏe của tôi. Song có lẽ chúng ta chỉ nên nói đến những chân lý vĩnh cửu, những sự việc và những con người đã gây hại hay làm lợi cho nhân loại”.
Mặc dù qua đời đã 178 năm, nhưng tên tuổi của André-Marie Ampèrevẫn sáng ngời trong lòng mỗi người dân Pháp và trong nền khoa học thế giới.

Thomas Edison & những phát minh vĩ đại
Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân đã phát minh ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ
Alice Augusta Ball sinh ngày 24/7/1892 tại Seattle, Washington, Mỹ có mẹ là bà Laura, một nhiếp ảnh gia và bố là ông James P. Ball, Jr., một luật sư.

Bí mật ít biết về Leonardo da vinci
Leonardo da Vinci, một thiên tài, một nhà sáng chế vĩ đại người Ý. Một số tuyệt tác, sáng chế của ông được cả thế giới biết đến nhưng còn một số sự thật thú vị về cuộc đời và sự sáng tạo của Lenardo ít được mọi người biết đến.

Ngày 8/3: Tìm hiểu về những người phụ nữ đã góp phần làm thay đổi thế giới
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 đang đến gần, hãy cùng chúng tôi điểm lại thông tin và hình ảnh của 7 người phụ nữ có những đóng gớp lớn lao làm thay đổi lịch sử thế giới.

Chuyện thú vị về những phát minh
Từ thuyết tương đối, hình học tọa độ đến chiếc lò vi sóng hay miếng giấy ghi nhớ... đều mang trong nó một câu chuyện thú vị về hành trình "tìm ra rồi" của các nhà khoa học.

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla
Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.
