Tìm kiếm trăn mốc dài gần 5 mét ở bờ sông Ba Lan

Trăn mốc có thể vốn là vật nuôi trong nhà nhưng được người chủ thả ra tự nhiên khi lớn vượt tầm kiểm soát.

Một nhóm gồm 80 tình nguyện viên, cảnh sát, lính cứu hỏa, 4 thiết bị bay không người lái và 4 tàu đang lùng sục bờ sông Vistula, phía nam Warsaw, Ba Lan, để tìm một con trăn mốc dài 4,9 mét, Telegraph hôm 16/7 đưa tin. Cuộc tìm kiếm bắt đầu sau khi một mảnh da trăn lớn mới lột được phát hiện tại đây hơn một tuần trước. Đến nay các chuyên gia vẫn chưa thu được thêm dấu vết nào của con trăn.

Nhà chức trách cảnh báo nó có thể đang đói bụng và hung dữ. Cảnh sát thị trấn Piaseczno yêu cầu người dân tránh xa sông cho đến khi tìm được trăn mốc. Các chuyên gia về sinh vật hoang dã đang phân tích hơn 2.000 bức ảnh do thiết bị bay chụp với hy vọng phát hiện con vật.

Tìm kiếm trăn mốc dài gần 5 mét ở bờ sông Ba Lan
Mảnh da trăn được tìm thấy ven sông Vistula. (Ảnh: Telegraph).

Trăn mốc là loài bản địa ở Ấn Độ, Sri Lanka và vùng Đông Ấn. Chúng có thể dài đến 6 mét và nuốt chửng cả một con hươu. Đến nay thế giới chưa ghi nhận trường hợp trăn mốc ăn thịt người nào. Nếu hoảng sợ, chúng có thể cắn, thậm chí làm gãy tay chân bằng cách siết chặt nạn nhân, theo Adam Hryniewicz, nhà động vật học tại Vườn thú Warsaw.

Khả năng ngụy trang tự nhiên giúp nó không dễ bị phát hiện, giám đốc vườn thú Radoslaw Ratajszczak cho biết. Ngoài ra, thời tiết mát mẻ hiện nay ở Ba Lan khiến nó không hoạt động nhiều và cuộc tìm kiếm càng trở nên khó khăn.

Ratajszczak cho rằng nhà chức trách có thể cần mở rộng phạm vi tìm kiếm. "Trăn mốc là tay bơi cừ. Nếu xuống sông Vistula rồi bơi theo dòng, nó có thể di chuyển xa đến 100km", ông nói. Tuy nhiên, ông cũng đưa ra khả năng con vật không chịu nổi thời tiết lạnh.

Nguyên nhân trăn mốc xuất hiện gần con sông chưa được xác định. Có thể nó vốn được giữ làm vật nuôi nhưng người chủ đã thả ra tự nhiên khi lớn vượt tầm kiểm soát, các chuyên gia về động vật bò sát nhận định. Nhà chức trách đã mở một cuộc điều tra vì hành động thả trăn này gây nguy hiểm cho người dân.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Mục sở thị gà kỳ dị đắt đỏ hút hồn nhà giàu Việt

Mục sở thị gà kỳ dị đắt đỏ hút hồn nhà giàu Việt

Gà cổ trụi hay còn được gọi với tên gà cổ rắn đang trở thành loài gà cảnh được giới nhà giàu Việt săn lùng.

Đăng ngày: 15/07/2018
Cảm động khoảnh khắc mèo quyết tâm kéo xác của bạn đến nơi an toàn

Cảm động khoảnh khắc mèo quyết tâm kéo xác của bạn đến nơi an toàn

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc một con mèo hoang cố gắng kéo lê xác của bạn mình, một con mèo khác đã chết từ trước đó vì bị xe tông.

Đăng ngày: 14/07/2018
Trăn mốc nhả vội xác hươu khi trông thấy đàn chó hoang

Trăn mốc nhả vội xác hươu khi trông thấy đàn chó hoang

Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã và nhà bảo tồn Sarosh Lodhi đến từ miền trung Ấn Độ ghi hình con trăn mốc mở hàm rộng hết cỡ để nuốt chửng xác hươu, sau đó lại tìm cách nôn ra con mồi.

Đăng ngày: 13/07/2018
Nghiên cứu mới: Nhện có thể dùng điện để bay trong không khí

Nghiên cứu mới: Nhện có thể dùng điện để bay trong không khí

Khi trời đổ mưa hay chỉ đơn giản là muốn chuyển nhà sang chỗ khác, nhện sẽ quăng ra một cái dù bằng tơ và thả mình theo làn gió.

Đăng ngày: 13/07/2018
Hàng rào dài nhất thế giới phân đôi sa mạc Australia

Hàng rào dài nhất thế giới phân đôi sa mạc Australia

Sa mạc Strzelecki ở Australia bị chia thành hai nửa trong hơn một thế kỷ qua. Ở một bên là khung cảnh vô số đụn cát cao tới 10 mét rải rác giữa thảm thực vật rậm rạp và cây bụi.

Đăng ngày: 13/07/2018
“Nữ hoàng hổ” Machli: một mình giết cá sấu trưởng thành, mất hết răng nanh vẫn đánh bại hổ đực

“Nữ hoàng hổ” Machli: một mình giết cá sấu trưởng thành, mất hết răng nanh vẫn đánh bại hổ đực

Đối với giới khoa học, Machli là cá thể hổ đặc biệt nhất từ trước đến nay bởi những chiến tích khó tin trong suốt cuộc đời 19 năm.

Đăng ngày: 12/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News