Tìm ra bằng chứng cá cũng có thể làm toán!

Một số loài cá có thể cho biết sự khác biệt giữa số lượng cao hơn và số lượng thấp hơn, nhưng không rõ liệu chúng có thể thực hiện các nhiệm vụ tính toán để cộng và trừ các số với nhau hay không.

Các nhà khoa học từ Đại học Bonn, Đức đã nghiên cứu về não của một số loài cá và kết quả khiến tất cả bất ngờ.


Loài cá Zebra mbuna có khả năng thực hiện phép cộng và trừ trong phạm vi 5.

Não một số loài như cá đuối gai độc, cá Zebra mbuna có khả năng tính toán, cộng trừ như con người. Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận sau khi tiến hành thử nghiệm ở một số loài cá.

Để huấn luyện cho cá, các nhà nghiên cứu cho chúng lần lượt xem các thẻ bài. Trên thẻ là những ô màu xanh tượng trưng cho phép cộng, và màu vàng tượng trưng cho phép trừ với số lượng khác nhau.

Ví dụ như cá được xem tấm thẻ số 3 màu xanh, thêm số 1 thì cá phải phải tìm đến ô số 4. Nếu một con cá bơi qua đúng cổng thì chúng sẽ được thưởng.


Cá đuối gai độc có khả năng làm toán.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng Zebra mbuna, một loài cá rô phi và cá đuối gai độc có khả năng cộng, trừ các số từ 1 đến 5.

Nhà nghiên cứu Vera Schluessel và các đồng nghiệp đã thực hiện trên 8 con cá Zebra mbuna và 8 con cá đuối.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 6 trong số những con cá Zebra mbuna và 3 trong số những con cá đuối gai độc có khả năng liên kết màu xanh với phép cộng và màu vàng với phép trừ.

Trung bình, cá Zebra mbuna học được các tính toán sau 28 buổi học và cá đuối gai độc sau 68 buổi học. Đối với chúng, phép cộng dễ hơn phép trừ.

Trong bài kiểm tra phép cộng, cá Zebra mbuna đã chọn 296 câu trả lời đúng trong số 381, chiếm 78% bài kiểm tra và cá đuối gai độc đã chọn câu trả lời 169 đúng trong số 180, chiếm 94%.

Trong bài kiểm tra phép trừ, cá Zebra mbuna chọn đúng 264 câu trả lời đúng trong tổng số 381 câu hỏi và cá đuối gai độc chọn đúng 161 câu trong 180 câu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cá nhiều khả năng cũng có nhận thức và thậm chí ở mức độ tương tự như các loài chim và động vật có vú. Trước đó, các nhà nghiên cứu từng phát hiện ra rằng khả năng toán học cũng xuất hiện ở khỉ đột, khỉ, cá heo, voi, chim, kỳ nhông, thậm chí cả ong và nhện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này

“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này

"Trống cơm" là bài dân ca nổi tiếng mà ai cũng từng nghe. Trong bài này có câu "một bầy tang tình con xít, ớ mấy lội, lội, lội sông ớ mấy đi tìm em nhớ thương ai…”. Vậy con xít là con gì?

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News