Giải mã con dơi bị bắt có mặt như ngựa gây sửng sốt cộng đồng mạng Việt: Nguy hiểm tiềm ẩn!
Mới đây, trên nhóm Facebook Yêu Thích Thiên Nhiên Hoang Dã với hơn 326 ngàn thành viên, một bài đăng của thành viên N.H đã thu hút sự quan tâm của những thành viên khác với tựa đề "Dơi khổng lồ bắt được tại châu Phi".
Một con dơi khổng lồ được bắt tại châu Phi. (Ảnh: Chụp màn hình)
Bài viết đã thu hút tới hơn 3 ngàn lượt thích, hơn 300 bình luận và 122 chia sẻ chỉ sau 2 ngày vì vẻ ngoài đặc biệt của con dơi này. Có thành viên M.G còn bình luận: 'Nhìn như con chó ấy', hay thành viên P.V bình luận rằng: 'Như con ngựa'.
Vậy con dơi bị bắt ở châu Phi là loài dơi gì, có nguy hiểm cho con người hay không?
Thực chất, hình ảnh con dơi bị bắt trên đã được lan truyền trên các trang mạng xã hội vào tháng 7 năm 2018. Con dơi này chính là một con dơi đầu búa (tên khoa học là Hypsignathus monstrosus) - loài dơi lớn nhất châu Phi.
Chúng thường sống ở các khu rừng rậm nhiệt đới thuộc Trung Phi (khu vực gần đường xích đạo). Kích thước của loài dơi này có thể có chiều dài lên đến 97 cm khi dang cánh, con đực lớn hơn con cái rất nhiều.
Dơi đầu búa. (Ảnh: Snopes)
Mặc dù có vẻ ngoài đáng sợ như vậy nhưng loài dơi này lại chỉ ăn trái cây, do đó không gây nguy hiểm trực tiếp cho con người hay gia súc. Tuy nhiên chúng lại được cho là một trong ba vật chủ (cũng là loài dơi ăn quả) gây truyền nhiễm virus Ebola.
Cụ thể, năm 2005, khi nghiên cứu hơn 1.000 mẫu vật nhỏ (679 con dơi, 222 con chim và 129 động vật có xương sống) ở Gabon và Congo - là 2 nước bùng phát dịch Ebola mạnh nhất thì các nhà nghiên cứu đã nhận thấy chỉ có 3 loài dơi ăn quả là vật dung dưỡng loài virus này.
Ba loài dơi đó là: dơi đầu búa, dơi Epomops franqueti và dơi Myonycteris torquata (theo Live Science). Các nhà khoa học cảnh báo, việc xem dơi là thực phẩm ở châu Phi có thể khiến virus Ebola truyền từ dơi sang người.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.
