Tìm ra bí mật của loài cá máu trong suốt kỳ lạ

Các nhà khoa học mới đây công bố vừa lý giải được nguyên nhân vì sao loài cá Chionodraco rastrospinosus sống ở Nam Cực lại có máu trong suốt thay vì màu đỏ như những loài cá khác.

Chionodraco rastrospinosus không có hemoglobin trong hồng cầu, vốn là một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu thập, vận chuyển và giải phóng oxy khắp cơ thể.

Tìm ra bí mật của loài cá máu trong suốt kỳ lạ
Loài cá có máu trong suốt kỳ lạ tập trung 90% ở Nam Cực - (Ảnh: The New York Times).

Lần đầu tiên các nhà khoa học biết đến đặc điểm máu trong suốt của loài cá này là vào đầu thế kỷ 20 do một nhà động vật học người Na Uy khám phá. Từ đó đến nay, nguyên nhân vì sao loài cá này không có hemoglobin là câu hỏi chưa được các nhà sinh vật học giải thích tường tận.

Mới đây, một nghiên cứu do nhóm 22 nhà khoa học từ nhiều quốc gia trên giới như Mỹ, Hàn Quốc… thực hiện đã giải phần nào nguồn gốc đặc điểm kỳ lạ này của chúng.

Trước hết, cách đây khoảng 30 triệu năm, vùng biển phía Nam Băng Dương bao quanh Nam Cực từng ấm hơn nhiệt độ hiện tại bỗng đột ngột giảm sâu nhiệt độ. Sự thay đổi bất ngờ này làm hầu hết các động vật không thể sóng sót, một số ít di cư đến nơi ấm hơn.

Chionodraco rastrospinosus là một trong số những loài sống sót qua giai đoạn khó khăn đó, tuy nhiên cũng phải chịu nhiều biến đổi về mặt cấu tạo cơ thể, chẳng hạn vây tiêu biến, máu trở nên trong suốt, xương mỏng hơn, và thậm chí người ta còn có thể nhìn thấy não của chúng nằm bên trong hộp sọ.

Tìm ra bí mật của loài cá máu trong suốt kỳ lạ
Ống nghiệm bên phải chứa máu của Chionodraco rastrospinosus, bên trái chứa máu của loài cá máu đỏ bình thường - (Ảnh: The New York Times).

Theo trang The New York Times, nhóm nghiên cứu đã so sánh bộ nhiễm sắc thể của Chionodraco rastrospinosus với những họ hàng gần gũi và nhận thấy trong suốt hàng chục triệu năm phát triển, các đoạn gene của chúng hoặc thu nhỏ hoặc được kéo dài đáng kể để phát triển thành những tính trạng thích hợp với lối sống trong môi trường khắc nghiệt.

Trong đó, đoạn gene quy định tính trạng máu không đóng băng đã được kéo dài hơn, giúp tạo ra một lớp giống như vỏ sò bao bọc phôi thai cá Chionodraco rastrospinosus trong giai đoạn đầu đời.

Một điều khác, nước lạnh có nhiều oxy hơn nước ấm, tuy nhiên trong nước lạnh máu đỏ sẽ dễ bị đông cứng và khó lưu thông bên trong cơ thể.

Theo GS John Postlewait (ĐH Oregon, Mỹ) - một trong nhiều nhà sinh học tham gia nghiên cứu, để giải quyết mâu thuẫn giữa việc lấy nhiều oxy và máu bị đông, Chionodraco rastrospinosus trưởng thành phải thay đổi "diện mạo", gồm tăng kích thước mang lên tối đa, bỏ đi lớp vây để oxy có thể được hấp thụ trực tiếp qua da. 

Tìm ra bí mật của loài cá máu trong suốt kỳ lạ
Suốt gần một thế kỷ, loài cá Chionodraco rastrospinosus thu hút đam mê nghiên cứu của nhiều người - (Ảnh: Pinterest).

Đồng thời, hệ thống mạch máu lớn hơn và tim cũng to hơn gấp 4 lần kích thước tim của loài máu nóng có kích thước tương tự.

Những thay đổi trong bộ gene giúp loài cá Chionodraco rastrospinosus có thể lấy và đưa oxy đi nuôi cơ thể mà không cần hemoglobin, máu của chúng trở nên trong suốt thay vì đỏ như những loài khác.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện theo thời gian, Chionodraco rastrospinosus tăng lượng mỡ trong cơ thể và giảm những nguyên tố nặng có trong xương, qua đó giúp chúng dễ dàng nổi lên trên mặt nước và để ăn những huyền phù ở phần nước ấm hơn.

Tính trạng này cũng đã được nhóm nghiên cứu xác định trong bộ gene của Chionodraco rastrospinosus.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liều mạng trộm mồi của rắn nâu cực độc, trăn chết thảm

Liều mạng trộm mồi của rắn nâu cực độc, trăn chết thảm

Trận tử chiến giành mồi với rắn nâu khiến con trăn chết trong đau đớn.

Đăng ngày: 13/03/2019
Cảnh báo: 1.700 loài động vật bị tuyệt chủng sau 50 năm nữa

Cảnh báo: 1.700 loài động vật bị tuyệt chủng sau 50 năm nữa

Theo tạp chí Nature Climate Change, con người càng mở rộng sử dụng đất, lãnh thổ dành cho hoạt động sống của động vật ngày càng bị thu hẹp.

Đăng ngày: 13/03/2019
Phát hiện loài rắn độc mới có thể tấn công ngang

Phát hiện loài rắn độc mới có thể tấn công ngang

Loài rắn stiletto mới phát hiện sở hữu răng nanh hướng sang ngang cho phép chúng tấn công và tiêm nọc độc vào con mồi từ bên cạnh.

Đăng ngày: 13/03/2019
Các nhà khoa học phát hiện một loài chim mới tiến hóa trên đảo Galapagos

Các nhà khoa học phát hiện một loài chim mới tiến hóa trên đảo Galapagos

Quần đảo Galapagos của Ecuador là một khu vực nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học do sự đa dạng sinh học. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài chim hoàn toàn mới tiến hoá.

Đăng ngày: 12/03/2019
Sâu lạ ăn ngao ở Ninh Bình là

Sâu lạ ăn ngao ở Ninh Bình là "giun biển"

Loài giun ăn ngao xuất hiện là dấu hiệu môi trường biển ô nhiễm nghiêm trọng.

Đăng ngày: 12/03/2019
Điều ít ai biết về ngan cánh trắng rất hiếm ở Việt Nam

Điều ít ai biết về ngan cánh trắng rất hiếm ở Việt Nam

Ngan cánh trắng có tên khoa học là Cairina scutulata. Đây là loài ngan đã được đánh giá là nguy cấp trong Sách đỏ IUCN về các loài đang bị đe dọa.

Đăng ngày: 11/03/2019
Kỳ lạ hươu đực mọc 3 cành nhung

Kỳ lạ hươu đực mọc 3 cành nhung "khủng" tại 3 đế trên đầu

Con hươu đực của một hộ chăn nuôi tại Hà Tĩnh mọc lên 3 cành nhung nặng khoảng 1,75kg trên 3 đế khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Đăng ngày: 11/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News