Tìm ra chất có thể thay thế thạch cao tự nhiên

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã đề xuất một phương pháp sản xuất chất kết dính chất lượng cao cho ngành xây dựng dựa trên thạch cao tổng hợp thu được từ chất thải công nghiệp.

Thông tin trên được Đại học Tổng hợp Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia MISIS (MISIS) cho biết.

Tìm ra chất có thể thay thế thạch cao tự nhiên
Ảnh minh họa.

Chất kết dính thạch cao được sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Chúng có đặc trưng bởi độ nhẹ, độ dẫn nhiệt và âm thanh thấp, khả năng chống cháy và độ dẻo cao. Ngoài ra, chất kết dính làm từ thạch cao không gây dị ứng và không gây ra bui dẫn đến bệnh bụi phổi silic - một bệnh nghề nghiệp cho thợ xây dựng và thợ sửa chữa do hít phải bụi chứa silic. Đồng thời, giá thành của vật liệu thạch cao thấp, cũng như tiêu thụ năng lượng cho quá trình sản xuất của chúng.

Một nhóm các nhà khoa học từ NUST (Trung tâm Nghiên cứu vật liệu nano) MISIS, Đại học Công nghệ Nhà nước Belarus, Viện Hóa học Đại cương và Vô cơ thuộc Học viện Khoa học Quốc gia Belarus và Đại học Limerick (Ireland) đã đề xuất một phương pháp sáng tạo cho sản xuất chất kết dính cường độ cao dựa trên thạch cao tổng hợp thu được từ chất thải công nghiệp.

Các nhà nghiên cứu đã pha loãng trước axit sulfuric với nước từ chất thải sản xuất sợi hóa học, sau đó trung hòa nó với chất thải đá vôi.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những ưu điểm của loại hình sản xuất thạch cao này là nó không yêu cầu lượng điện đáng kể.

Valentin Romanovsky, một trong những tác giả của nghiên cứu của của NUST MISiS cho biết: “Phương pháp sản xuất chất kết dính dựa trên thạch cao tổng hợp của chúng tôi sẽ giảm đáng kể chi phí sản xuất bằng cách đơn giản hóa công nghệ sản xuất”.

Các thử nghiệm về vật liệu thu được cho thấy nó không chỉ đáp ứng tất cả các yêu cầu đối với vật liệu thuộc lớp này mà còn vượt qua các chất kết dính dựa trên thạch cao tự nhiên ở một số thông số. Kết quả của công trình đã được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế Journal of Industrial and Engineering Chemistry.

Các tác giả của nghiên cứu cho rằng thạch cao tổng hợp, thu được từ axit sulfuric thải và đá vôi, có thể thay thế hoàn toàn thạch cao tự nhiên để sản xuất chất kết dính thạch cao ở các nước không có trữ lượng đá thạch cao.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khoang tàu vũ trụ vẫn bay quanh Mặt trăng sau 50 năm

Khoang tàu vũ trụ vẫn bay quanh Mặt trăng sau 50 năm

Khoang phóng từng đưa phi hành gia từ bề mặt Mặt Trăng lên tàu Apollo 11 có thể không đâm xuống thiên thể này như dự đoán trước đó.

Đăng ngày: 04/08/2021
Phát hiện đảo ngược hiểu biết lâu nay về vũ trụ

Phát hiện đảo ngược hiểu biết lâu nay về vũ trụ

Con người vừa phát hiện một trong những cấu trúc lớn nhất của vũ trụ: một vòng cung khổng lồ tập hợp các thiên hà trải dài 3,3 tỉ năm ánh sáng, thách thức những hiểu biết cơ bản nhất của nhân loại về vũ trụ.

Đăng ngày: 03/08/2021
Tại sao phụ nữ là lựa chọn thông minh để đưa lên vũ trụ?

Tại sao phụ nữ là lựa chọn thông minh để đưa lên vũ trụ?

Một dự án của Nasa đã chỉ ra rằng phụ nữ rất phù hợp với những chuyến thám hiểm không gian. Tuy vậy, từ trước tới nay, có rất ít nữ du hành được gửi lên vụ trụ.

Đăng ngày: 03/08/2021
Khoảnh khắc kinh hoàng: 3 thiên hà nuốt nhau, tạo

Khoảnh khắc kinh hoàng: 3 thiên hà nuốt nhau, tạo "siêu quái vật"

NASA vừa công bố hình ảnh ngoạn mục từ Kính viễn vọng không gian Hubble, trong đó chụp cận cảnh thiên hà Arp 195 và cho thấy nó có tới 3 trái tim.

Đăng ngày: 03/08/2021
Thiên thạch màu xanh làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ

Thiên thạch màu xanh làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ

Thiên thạch màu xanh lá cây rơi xuống núi cùng với tiếng nổ lớn, khiến nhiều người lầm tưởng đó là vệ tinh hoặc UFO đâm xuống mặt đất.

Đăng ngày: 03/08/2021
Tiểu hành tinh đỏ mang vật liệu sinh học xâm nhập từ ngoài Hệ Mặt trời

Tiểu hành tinh đỏ mang vật liệu sinh học xâm nhập từ ngoài Hệ Mặt trời

Các nhà vũ trụ học Nhật Bản và Mỹ đã phát hiện ra 2 vật thể kỳ lạ, khổng lồ và có màu đỏ nổi bật giữa không gian xám xịt của vành đai tiểu hành tinh, mang theo vật liệu sinh học.

Đăng ngày: 03/08/2021
Gió Mặt trời gây ra vết nứt trên từ trường Trái đất ở tốc độ 400 km/s

Gió Mặt trời gây ra vết nứt trên từ trường Trái đất ở tốc độ 400 km/s

Theo báo cáo mới nhất của trang web SpaceWeather.com, Trái Đất đã bị một luồng gió Mặt Trời tấn công.

Đăng ngày: 02/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News