Tìm ra chất vô hiệu hóa nọc độc rắn viper trong trái cây

Phát hiện mới sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong và tổn thương nặng do các vết cắn của một trong những loài rắn độc nguy hiểm nhất Nam Mỹ.

Nghiên cứu do Viện Butantan ở Sao Paulo thực hiện và công bố trên tạp chí Frontiers in Pharmacology vào tuần trước đã khám phá ra phiên bản sửa đổi của hợp chất rutin - được gọi là succinyl rutin hòa tan trong nước - có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của rắn viper Bothrops jararaca trong một khoảng thời gian.

Tìm ra chất vô hiệu hóa nọc độc rắn viper trong trái cây
Rắn viper Bothrops jararaca. (Ảnh: Reuters)

Bothrops jararaca là loài rắn độc mạnh được tìm thấy ở nhiều nước Nam Mỹ. Chỉ riêng tại Brazil, chúng là nguyên nhân gây ra khoảng 26.000 vết cắn được ghi nhận mỗi năm, theo Cơ sở dữ liệu bò sát trực tuyến.

Các triệu chứng điển hình gây ra bởi vết cắn của Bothrops jararaca bao gồm sưng cục bộ, ban xuất huyết, bầm tím và phồng rộp chân tay, chảy máu tự phát ở nướu và da, xuất huyết dưới kết mạc và máu không đông. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể xuất huyết nội sọ, rối loạn cầm máu, suy thận và thậm chí là tử vong.

Tìm ra chất vô hiệu hóa nọc độc rắn viper trong trái cây
Một nhà nghiên cứu từ Viện Butantan phân tích mẫu rutin được tìm thấy trong trái cây. (Ảnh: Reuters).

Phát hiện mới sẽ bổ sung cho các phương pháp điều trị tiêu chuẩn bằng huyết thanh hiện có, cung cấp giải pháp khẩn cấp cho người bị cắn ở những vùng xa xôi, nơi không thể tiếp cận ngay với các dịch vụ y tế.

"Theo nghĩa này, rutin sẽ đóng vai trò như một chất bổ trợ, không phải để thay thế huyết thanh, nhưng giúp làm trì hoãn tác dụng của nọc độc, kiểm soát chảy máu và viêm nhiễm", Marcelo Santoro, điều phối viên của nghiên cứu, giải thích.

Trước đây, rutin đã được chứng minh là có tác dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau, chẳng hạn như tiểu đường, trĩ và giãn tĩnh mạch. Hợp chất này có thể tìm thấy trong trái cây (mơ, quả mọng, anh đào, cam quýt), rau xanh, kiều mạch và các loại thảo mộc như trà xanh, trà đen.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim cắt lớn đạp lưng bồ nông giữa không trung

Chim cắt lớn đạp lưng bồ nông giữa không trung

Thấy bồ nông nâu bay đến quá gần tổ, chim cắt lớn - loài chim nhanh nhất thế giới - nhanh chóng lao ra cảnh cáo.

Đăng ngày: 25/05/2022
Làm thế nào mà báo hoa mai có thể sinh sống ở Châu Phì dù bị sư tử truy đuổi rất gắt gao?

Làm thế nào mà báo hoa mai có thể sinh sống ở Châu Phì dù bị sư tử truy đuổi rất gắt gao?

Bài viết này sẽ giải thích chi tiết cách báo hoa mai Nam Phi sử dụng những kỹ năng đặc biệt của mình để đạt được sự chung sống hòa bình với sư tử.

Đăng ngày: 24/05/2022
Lạc đà làm thế nào để sống sót trên sa mạc cằn cỗi?

Lạc đà làm thế nào để sống sót trên sa mạc cằn cỗi?

Lạc đà sống được ở một trong những môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh. Bí quyết sinh tồn của chúng là gì?

Đăng ngày: 24/05/2022
Vẻ đẹp rực lửa của loài rắn đào hang chỉ còn 3 cá thể duy nhất

Vẻ đẹp rực lửa của loài rắn đào hang chỉ còn 3 cá thể duy nhất

Một loài rắn đào hang chưa từng được khoa học ghi nhận đã được phát hiện ở Paraguay. Cộng đồng động vật bò sát trên thế giới đang dậy sóng vì màu sắc cũng như độ quý hiếm của nó.

Đăng ngày: 24/05/2022
Italy tiêu diệt đàn lợn rừng xâm chiếm Rome

Italy tiêu diệt đàn lợn rừng xâm chiếm Rome

Chính phủ Italy đang lên kế hoạch tiêu diệt quần thể lợn rừng hoành hành ở Rome sau khi phát hiện một cá thể mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Đăng ngày: 23/05/2022
Loài chim sặc sỡ nổi tiếng trong phim “Vua sư tử” sắp tuyệt chủng

Loài chim sặc sỡ nổi tiếng trong phim “Vua sư tử” sắp tuyệt chủng

Loài chim có bộ lông đầy màu sắc, rất cuốn hút từng xuất hiện trong bộ phim " Vua sư tử" sau đó trở nên nổi tiếng, đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng, bị xóa sổ bởi biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 23/05/2022
Rùa cưng bị mất tích, 30 năm sau gia đình sững sờ phát hiện còn sống ở một nơi không ngờ

Rùa cưng bị mất tích, 30 năm sau gia đình sững sờ phát hiện còn sống ở một nơi không ngờ

Các thành viên trong gia đình sững sờ khi biết con rùa cưng của họ còn sống sau 30 năm.

Đăng ngày: 22/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News