Tìm ra cơ chế khiến bệnh ung thư "né" được hoá trị
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Tulane (Mỹ) đã xác định được các tế bào hóa kẻ ăn thịt người, nguyên nhân khiến bệnh ung thư né được hóa trị và tái phát.
Một cơ chế đáng sợ nhưng có thể là tiền đề cho các phương pháp điều trị ung thư mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Cell Biology. Theo đó, tác giả chính, tiến sĩ Crystal Tonnessen-Murray từ Đại học Tulane và các cộng sự đã phát hiện một số tế bào chỉ ngừng nhân lên khi đối diện với hóa trị, nhưng ẩn nấp mà không chết.
Tế bào "ăn thịt" màu xanh lá cây đang nuốt và tiêu hóa dần đồng loại (màu đỏ).
Các thuốc hóa trị ung thư vú thường khiến tế bào bệnh chết do tổn thương DNA. Nhưng một nhóm tế bào khôn lanh chọn cách rút vào ngủ đông để không bị hóa chất tiêu diệt như đồng loại. Để tồn tại, chúng biến thành những kẻ "ăn thịt người": ăn các tế bào lân cận để lấy năng lượng tiếp tục duy trì sự trao đổi chất. Động tác ăn thịt này cũng khiến chúng có thêm năng lượng để chống lại hóa trị. Vì vậy, số tế bào bệnh nhanh chóng giảm về số lượng nhưng không bị diệt hết.
Cơ chế này đã khiến ung thư vú và một số dạng ung thư khác bị xếp vào nhóm thường xuyên tái phát: khi các đợt điều trị qua đi, các tế bào ung thư ngủ đông này có thể thức dậy bất cứ lúc nào và tấn công lần nữa, có thể còn mạnh hơn trước. Chúng tạo ra một lượng lớn các phân tử gây viêm và nhiều yếu tố khác thúc đẩy sự tái phát khối u. Tỉ lệ sống sót khi bị tái phát khá thấp.
Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy hành vi tương tự xảy ra ở các tế bào ung thư phổi, xương, bạch cầu. Ở tế bào bạch cầu, họ còn quan sát được cách chúng đưa đồng loại đến các ngăn di động gọi là lysosome để tiêu hóa dần sau khi nuốt.
Tuy đáng sợ, nhưng phát hiện này có thể là tin vui, vì cung cấp những dữ liệu thiết thực để các nhà khoa học hiểu về cách nhiều bệnh ung thư tái phát, từ đó tạo ra các phương pháp điều trị, ngăn ngừa tái phát "trúng đích" hơn.

Những sự thật vẫn bị hiểu lầm về nguyên nhân gây ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, khiến hơn 10 triệu người qua đời vào năm 2022. Tuy nhiên, không ít người vẫn có những suy nghĩ chưa chính xác về bệnh này.

Liệu trên đời có căn bệnh nào mang tên "Ung thư tim"?
Có ung thư phổi, ung thư gan... mà sao chưa bao giờ nghe thấy ung thư tim? Phải chăng tim là cơ quan "bất khả khiến bại"?

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày
Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời
Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

Muốn tránh căn bệnh ung thư nguy hiểm thứ 2 Việt Nam, ghi nhớ thói quen ăn uống này
Để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên bắt đầu từ chính thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Video trực quan về lá phổi đen kịt của người hút thuốc lá
Kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc vừa phát đi một đoạn video ghi lại hình ảnh lá phổi bị tàn phá khủng khiếp do tác dụng của thuốc lá.
