Tìm ra lợi ích không ngờ của việc ăn đá lạnh

Nghiên cứu mới đã chỉ ra, việc ăn đá lạnh sẽ thúc đẩy tinh thần cho người thiếu máu, thiếu sắt.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Pennsylvania đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc ăn đá lạnh với việc thúc đẩy tinh thần cho những người bị thiếu sắt. Theo đó, hầu hết những người bị thiếu máu, thiếu sắt sẽ thèm nhai đá trong tủ lạnh.

Các chuyên gia lý giải rằng, giống như một cốc cà phê, nước đá có thể giúp bạn lấy lại tinh thần khi cần thiết. Ở trường hợp những người thiếu máu, thiếu sắt, họ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi bởi cơ thể không sản xuất đủ haemoglobin (một phần của hồng cầu) giúp vận chuyển oxy trong máu. Khi đó, một vài viên đá lạnh sẽ giúp họ cảm thấy tỉnh táo.

Tác giả nghiên cứu - Melissa Hunt - nhà tâm lý học lâm sàng tại Đại học Pennsylvania cùng với đồng nghiệp đã tiến hành thực hiện cuộc thử nghiệm khoa học với các đối tượng khỏe mạnh và thiếu máu.

Những tình nguyện viên sẽ được kiểm tra sức khỏe sau khi thực hiện yêu cầu ăn đá và uống nước có đá lạnh. Với những người khỏe mạnh, một cốc nước đá không khiến cho họ có sự khác biệt về sức khỏe.

Nhưng đối với những người mắc chứng thiếu máu, họ trở nên tươi tỉnh hơn. Các chuyên gia xác định, những người có thèm ăn đá lạnh bị mắc vào chứng bệnh Pagophagia – một trong nhiều loại dạng bệnh Pica.

Pica là một dạng bệnh lý hiếm gặp trên trên thế giới khiến cho người bệnh có cảm giác ngon miệng và thèm ăn các loại thực phẩm lạ hay phi thực phẩm như kim loại, đá, tro, vỏ trứng...

Mặc dù bệnh lý Pica đã được đề cập bởi bác sĩ Hy Lạp thời cổ đại từ thế kỷ V TCN tuy nhiên Pica vẫn còn là một bí ẩn y học lớn.

Nhà tâm lý Melissa Hunt cho rằng, ở trong trường hợp thích ăn nước đá này, việc nhai đá lạnh sẽ dẫn đến tăng oxy tới não, từ đó giúp sự vận chuyển oxy trong cơ thể dễ dàng.

Catherine Broome – nhà tâm lý học thuộc trường Đại học Y khoa Georgetown cho biết: “Cơ chế nhai đá lạnh có thể tạo ra sự kích hoạt phản xạ ở miệng, từ đó ảnh hưởng đến sự lưu lượng máu ở bệnh nhân thiếu máu. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để có thể đưa ra lời giải chính xác nhất về bệnh lý này”.

Nghiên cứu được đăng trên tuần san The Guardian.

Tham khảo: The Guardian

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lý do nên dùng cà chua

Những lý do nên dùng cà chua

Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 16/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News