Tìm ra phương pháp biến nước sông hồ thành nước uống chỉ trong 1 tiếng

Với phát minh này, tình trạng khan hiếm nước sạch ở các quốc gia nghèo đói sẽ được phần nào giải quyết.

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học bang Texas (Mỹ) đã mở ra "lối thoát" cho các quốc gia nghèo, đang phát triển trong việc đảm bảo duy trì nguồn nước sạch.

Giải pháp độc đáo này đến từ một viên lọc hydrogel được chế tạo với kích thước nằm gọn trong lòng bàn tay. Cách dùng hết sức đơn giản, đó là chỉ cần thả viên lọc này vào nguồn nước ô nhiễm là sẽ có thể tự động diệt khuẩn trong vòng 1 giờ đồng hồ.


 Giải pháp dùng viên lọc hydrogel này tỏ ra ưu việt hơn nhờ không tốn năng lượng.

Theo Newatlas, bản mẫu thử nghiệm được các nhà khoa học tạo ra hiện tại có thể khử trùng 1 lít nước sông hồ, tiêu diệt 99.9% vi khuẩn trong mẫu nước.

Để làm được điều này, viên lọc hydrogel có cơ chế độc đáo, khi thả xuống nước sẽ tạo ra phản ứng hóa học, hình thành nên hydrogen peroxide (H2O2), hay còn gọi là nước oxy già.

Chất này sẽ nhanh chóng kết hợp với những phân tử carbon động để giết chết vi khuẩn gây bệnh bằng cách làm rối loạn quá trình chuyển hóa của các vi sinh vật. Sau đó, chúng sẽ tự hủy trong môi trường tự nhiên.

Nhóm nghiên cứu cho biết, sau quá trình này, không có chất độc nào được tạo ra trong nước.

Được biết, hiện nay giải pháp thường được dùng nhất để diệt khuẩn trong nước là đun sôi, nhưng cách này cần lượng lớn nhiệt năng, và không phải lúc nào cũng khả thi ở các quốc gia nghèo.

Một số cách khác để lọc nước như dùng tấm đun bằng ánh sáng mặt trời, lưới lọc graphene hay hệ thống xả chlorine tự động để diệt khuẩn... cũng không hiệu quả ở quy mô nhỏ, hoặc vẫn cần năng lượng để vận hành.

Trong khi đó, giải pháp dùng viên lọc hydrogel này tỏ ra ưu việt hơn nhờ không tốn năng lượng, nguyên vật liệu không đắt, lại dễ dàng áp dụng quy ở mô lớn, phục vụ cho từng nhu cầu khác nhau.

Hiện tại, các nhà khoa học đang hoàn tất các quá trình thử nghiệm, và sẽ tiến đến thương mại hóa viên lọc hydrogel trong tương lai gần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 20/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News