Tìm ra phương pháp điều hướng trong môi trường liên sao
Các nhà thiên văn học đã tìm ra cách để tàu vũ trụ tự điều hướng trong không gian giữa các vì sao mà không cần con người can thiệp.
Du hành liên hành tinh đã đủ khó, du hành xuyên không gian giữa các vì sao còn khó khăn hơn nhiều. Kể từ khi tàu vũ trụ Voyager 1 và 2 vượt qua ranh giới lý thuyết ở rìa Hệ Mặt trời, được gọi là nhật quyển, điều hướng trong không gian liên sao trở thành một trong những ưu tiên của nhân loại khi chúng ta tiếp tục khám phá những vùng xa xôi của thiên hà.
Trong một báo cáo mới trên tạp chí arXiv, các nhà thiên văn học từ Viện nghiên cứu Max Planck do Tiến sĩ Coryn AL Bailer-Jones dẫn đầu cho biết đã tìm ra cách để tàu vũ trụ tự động điều hướng trong không gian sâu mà không cần sự hướng dẫn của con người.
Mô phỏng tàu vũ trụ du hành trong môi trường liên sao. (Ảnh: Interstellar Research Centre).
"Khi du hành đến các ngôi sao gần nhất, tín hiệu trở nên quá yếu để liên lạc với Trái đất. Do đó, một tàu vũ trụ du hành liên sao phải tự điều hướng và sử dụng thông tin này để quyết định khi nào cần điều chỉnh hành trình hoặc bật các thiết bị khoa học. Để làm được điều này, nó cần xác định được vị trí và vận tốc chỉ bằng các phép đo trên tàu", Bailer-Jones cho biết.
Mô hình điều hướng của Bailer-Jones sử dụng ba chiều không gian và ba chiều vận tốc, kết hợp với thông tin về sự thay đổi vị trí của ngôi sao liên quan đến điểm nhìn của tàu vũ trụ, để xác định tọa độ của con tàu trong không gian.
"Khi một tàu vũ trụ bay ra xa Mặt trời, vị trí quan sát của nó và vận tốc của các ngôi sao sẽ thay đổi so với điểm nhìn từ Trái đất do thị sai, quang sai và hiệu ứng Doppler. Điều này cho phép tính toán sự khác biệt giữa ba điểm nhìn và vị trí của con tàu trong không gian, từ đó, chúng tôi có thể suy ra tọa độ của nó thông qua quá trình mô hình hóa chuyển tiếp lặp đi lặp lại", Bailer-Jones giải thích.
Thị sai và quang sai đề cập đến sự thay đổi rõ ràng về vị trí của các ngôi sao do chuyển động của Trái đất. Hiệu ứng Doppler là sự thay đổi bước sóng ánh sáng từ một ngôi sao tùy thuộc vào việc nó đang đến gần hay di chuyển ra xa người quan sát. Do tất cả những hiệu ứng này liên quan đến vị trí tương đối của hai vật thể, vật thể thứ ba (tàu vũ trụ) ở một vị trí khác sẽ thấy được sự sắp xếp khác nhau của các ngôi sao.
Phương pháp định hướng mới chưa xem xét các nhị phân sao, cũng như các công cụ đo đạc. Mục đích chỉ là để kiểm tra tính khả thi, như một bước đầu tiên để hiện thực hóa nó.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
