Tìm ra thủ phạm xóa sổ tê giác lông cổ đại

Phân tích ADN cho thấy biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của tê giác lông chứ không phải do săn bắn quá mức.

Các nhà sinh vật học từng cho rằng sự hiện diện của con người ở vùng đông bắc Siberia cách đây 14.000 - 15.000 năm đã xóa sổ nhiều loài thú lớn sống trong thời kỳ băng hà cuối cùng, trong đó có tê giác lông mượt. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Current Biology vào hôm 13/8 đã phủ định giả thuyết này và cho biết thủ phạm thực sự có thể là biến đổi khí hậu.

"Những khám phá gần đây đã tiết lộ nhiều địa điểm cư trú lâu đời hơn của con người ở Siberia, một trong số đó có niên đại cách đây gần 30.000 năm. Vì vậy, sự kiện tuyệt chủng của tê giác lông mượt không trùng khớp với thời điểm con người xuất hiện lần đầu trong khu vực. Ngược lại, quy mô quần thể loài thậm chí còn gia tăng trong thời kỳ này", tác giả chính của nghiên cứu Love Dalén, Giáo sư di truyền học tiến hóa tại Trung tâm Di truyền Cổ sinh vật thuộc Đại học Stockholm và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển, cho hay.

Tìm ra thủ phạm xóa sổ tê giác lông cổ đại
Đồ họa mô phỏng loài tê giác lông mượt cổ đại. (Ảnh: Ant spray).

Để tìm hiểu về quy mô và tính ổn định của quần thể tê giác lông mượt ở Siberia, nhóm nghiên cứu đã giải mã trình tự ADN từ mẫu mô, xương và lông của 14 hóa thạch. Bằng cách xem xét tính dị hợp tử hay sự đa dạng di truyền, Dalén cùng các cộng sự nhận thấy sau sự gia tăng về số lượng vào đầu thời kỳ lạnh giá cách đây 29.000 năm, quy mô quần thể tê giác lông vẫn được duy trì và có tỷ lệ giao phối cận huyết thấp.

"Trong thời gian con người sinh sống ở Siberia, chúng tôi không thấy sự suy giảm số lượng tê giác lông mượt. Dữ liệu mà chúng tôi xem xét chỉ tính đến thời điểm cách đây 18.500 năm, tức là khoảng 4.500 năm trước sự kiện tuyệt chủng của tê giác lông cổ đại, điều này ngụ ý rằng quần thể loài bắt đầu thu hẹp từ sau mốc thời gian đó", nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Nicolas Dusse tại Trung tâm Di truyền Cổ sinh vật, đồng tác giả của nghiên cứu, giải thích.

Phân tích ADN còn tiết lộ các đột biết gene giúp tê giác lông mượt thích nghi với thời tiết lạnh giá, nhưng mặt khác cũng khiến chúng dễ bị tổn tương bởi nóng lên toàn cầu. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng sự kiện tuyệt chủng của tê giác lông mượt trùng khớp với thời kỳ nhiệt độ tăng cao nhanh chóng ở kỷ băng hà cuối cùng.

"Chúng tôi không loại trừ hoàn toàn tác động của con người, nhưng tin rằng sự tuyệt chủng của tê giác lông mượt liên quan nhiều hơn đến biến đổi khí hậu. Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi muốn giải mã thêm trình tự gene của các mẫu vật có niên đại từ khoảng 18.500 đến 14.000 năm trước để có thể kết luận chắc chắn về nguyên nhân tuyệt chủng của chúng", nghiên cứu sinh Edana Lord tại Trung tâm Di truyền Cổ sinh vật cho biết thêm.

Công trình nghiên cứu được hỗ trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Thụy Sĩ, Quỹ Carl Tryggers, Giải thưởng Hợp nhất Hội đồng Nghiên cứu châu Âu và Quỹ Knut & Alice Wallenberg.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hỏa táng người chết đã tồn tại từ ít nhất 9.000 năm trước

Hỏa táng người chết đã tồn tại từ ít nhất 9.000 năm trước

Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí PLOS One tiết lộ tập tục hỏa táng đã được con người sử dụng từ thời đại đồ đá mới.

Đăng ngày: 16/08/2020
Thêm bằng chứng Trái đất sắp đảo ngược lộ ra trong thành phố cổ 2.600 tuổi

Thêm bằng chứng Trái đất sắp đảo ngược lộ ra trong thành phố cổ 2.600 tuổi

Những viên gạch lát sàn bị thiêu cháy trong phế tích Jerusalem cổ đại đã cung cấp bằng chứng đặc biệt về việc từ trường Trái Đất trong khu vực bị suy giảm một nửa chỉ trong vòng 2.600 năm.

Đăng ngày: 15/08/2020
Đi tìm chỗ

Đi tìm chỗ "giải quyết nỗi buồn", người đàn ông phát hiện di tích lịch sử 49.000 năm tuổi theo cách không ai ngờ

Di tích có niên đại hàng chục ngàn năm lại được phát hiện nhờ một hành động khá vô tình.

Đăng ngày: 15/08/2020
Phát hiện công cụ 500.000 năm tuổi bằng xương ngựa

Phát hiện công cụ 500.000 năm tuổi bằng xương ngựa

Người cổ đại tụ tập mổ thịt ngựa làm thức ăn, sau đó tận dụng xương để chế tạo công cụ.

Đăng ngày: 14/08/2020
Hóa thạch tiết lộ quái vật có họ hàng với khủng long bạo chúa

Hóa thạch tiết lộ quái vật có họ hàng với khủng long bạo chúa

Các nhà cổ sinh vật học công bố phát hiện một loài khủng long săn mồi cỡ lớn từng thống trị hòn đảo Wight cách đây 115 triệu năm.

Đăng ngày: 13/08/2020
Nhiều người châu Á mang

Nhiều người châu Á mang "dấu ấn may mắn" vì tổ tiên hôn phối khác loài

Nếu bạn sống ở Trung Á, Nam Á hoặc châu Âu, bạn có thể may mắn mang những biến thể di truyền quý giá của loài người chiến binh tuyệt chủng Neanderthals nhờ cuộc hôn phối khác loài của tổ tiên hàng chục ngàn năm trước.

Đăng ngày: 13/08/2020

"Xẻ" công viên xây nhà, lọt vào "thế giới ma" mất tích 1.600 năm trước

Một dự án nhà ở tại Anh đã biến thành cuộc khai quật khảo cố kéo dài suốt nửa năm, vì các công nhân đã lọt ngay vào một thế giới công nghiệp đáng kinh ngạc cuối thời La Mã.

Đăng ngày: 13/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News