Tìm ra "vườn địa đàng" nơi 2 loài người gặp gỡ, tạo ra chúng ta ngày nay

Homo sapiens hiện đại mang ít nhiều những đặc tính của những loài người khác đã tuyệt chủng, không phải dòng máu thì cũng ít nhiều các kỹ năng thừa hưởng từ tổ tiên xa xôi. Cách thức điều đó xảy ra đã được khám phá trong hang động bí ẩn ở Pháp.

Hang Mandrin ở vùng Rhone, miền Nam nước Pháp đã lưu giữ những bằng chứng quý giá về những Homo sapiens đầu tiên đến Tây Âu và cho thấy cách thức họ bước vào một vùng đất toàn là người Neanderthals.


Hang Mandrin - (Ảnh: Đại học Toulouse)

Người Neanderthals là một loài "anh chị em" với Homo sapiens chúng ta, cùng thuộc chi Người (Homo), đã tuyệt chủng khoảng 30.000 - 40.000 năm trước.

Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu gồm nhiều nhà khảo cổ và cổ sinh vật học, dẫn đầu bởi tiến sĩ Ludovic Silmak từ Đại học Toulouse đã tìm thấy bằng chứng cho thấy các Homo sapiens đầu tiên đã đến hang Mandrin từ 54.000 năm trước.

Trong chiếc hang với nhiều lớp trầm tích chứa dữ liệu của 80.000 năm con người trú đóng này, có một "lớp E" chứa ít nhất 1.500 dụng cụ đá lửa kỳ lạ, được thực hiện tinh vi hơn hẳn những công cụ ở các lớp trên và dưới.

Các công cụ nhỏ, một số có chiều dài chưa đến 1 cm này có những chi tiết được chế tạo tinh vi, chuẩn xác hơn hẳn những gì người Neanderthals có thể chế tạo: đó phải là bằng chứng về một loài người khác từng viếng thăm.


Các mảnh đá lửa được chế tác tinh vi - (Ảnh: Đại học Toulouse)

Sau đó, một chiếc răng sữa đã được tìm thấy trong lớp E này, xác nhận nghi vấn: răng sữa của loài người hiện đại Homo sapiens. Tiếp tục đào sâu, họ tìm thấy 9 chiếc răng khác thuộc về 6 cá thể.

Các phân tích khác cho thấy nhóm dân cư thuộc về loài người hiện đại Homo sapiens này đã trú ngụ tại đây trong khoảng 40 năm trước khi rời nơi đây, tạo nên "lớp E". Các dấu hiệu khác trong lớp trầm tích cho thấy họ đã chung sống hòa bình với người Neanderthals cư ngụ lâu đời tại hang, dường như sinh hoạt cùng nhau, học hỏi nhau để cùng sinh tồn.

Người Neanderthals có vẻ đã dẫn các Homo sapiens này đến những địa điểm có đá lửa tốt nhất, có điểm xa tới 90km để họ có thể tạo ra các công cụ tinh vi nói trên. Cách Homo sapiens đến, nhờ vả người Neanderthals và tạo ra những thứ tốt hơn - với thế giới cổ xưa đó, có thể đủ để quyết định sự thống trị - y hệt cách người châu Âu thuộc địa hóa châu Mỹ hàng chục ngàn năm sau đó.

Có vẻ tổ tiên của chúng ta đã thuộc địa hóa châu Âu của người Neanderthals theo cách đó. Và sớm hơn chúng ta tưởng - tận 54.000 năm trước chứ không phải 45.000 năm, theo phát hiện mới.

Trước đó, nhiều bằng chứng cho thấy Homo sapiens đã di cư đến những miền đất của loài người khác, hôn phối dị chủng với người Neanderthals ở châu Âu, người Denisovans ở châu Á, và có thể là vài loài người chưa được biết đến khác. Bằng chứng là những gene khác loài vẫn còn tồn tại ở các cộng đồng khác nhau trên khắp thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News