Tìm thấy cây nhựa ruồi Brazil sau gần 2 thế kỷ

Loài cây nhựa ruồi nhỏ, vốn được nhìn thấy lần gần nhất cách đây 185 năm và bị cho là đã tuyệt chủng, được phát hiện vẫn sống mạnh mẽ tại một khu đô thị ở Đông Bắc Brazil.

Tổ chức bảo tồn Re:wild cho biết cây nhựa ruồi nhỏ "Ilex sapiiformis" đã được tìm thấy ở thành phố Igarassu, bang Pernambuco. Đoàn thám hiểm đã dành 6 ngày để rà soát khu vực này với hy vọng tìm thấy loài cây hiếm này. Vào ngày 22/3, họ đã tìm thấy 4 cây nhựa ruồi mọc bên bờ một con sông nhỏ ở thành phố Igarassu, ngay bên ngoài thành phố Recife, thủ phủ bang Pernambuco.

Tìm thấy cây nhựa ruồi Brazil sau gần 2 thế kỷ
Cây nhựa ruồi nhỏ. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Được biết đến nhiều hơn với cái tên Pernambuco, tư liệu về loài cây này được nhà sinh vật học người Anh George Gardner ghi chép vào năm 1838 và cũng là lần đầu tiên Pernambuco được ghi nhận trong khoa học phương Tây. Bộ sưu tập loài cây này của ông Gardner cũng là phát hiện duy nhất được xác nhận cho đến khám phá mới nhất.

Trao đổi với báo giới, bà Christina Biggs thuộc Re:wild chia sẻ: "Thật không thể tin được là cây nhựa ruồi Pernambuco lại được phát hiện ở một khu vực đô thị nơi có gần 6 triệu người sinh sống”. Bà nhấn mạnh các loài cây là "một phần không thể thiếu" đối với hệ sinh thái nơi chúng mọc lên.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy những cây Pernambuco này sau khi lần theo dấu vết những bông hoa nhỏ màu trắng đặc trưng của loài này. Thành viên đoàn thám hiểm Juliana Alencar nhấn mạnh việc tìm thấy một loài thực vật vốn không được nhìn thấy trong gần 2 thế kỷ không phải là điều dễ dàng và đó là "một khoảnh khắc tuyệt diệu". 

Với phát hiện trên, nhóm nghiên cứu bày tỏ hy vọng có thể khởi động chương trình nhân giống cây nhựa ruồi này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cây đa bồ đề cháy đen trong bão lửa Hawaii hồi sinh

Cây đa bồ đề cháy đen trong bão lửa Hawaii hồi sinh

Cây đa bồ đề lịch sử ở thị trấn Lahaina, bang Hawaii - Mỹ đã nảy những chiếc lá mới đầu tiên sau khi bị cháy rụi gần như hoàn toàn trong cơn bão lửa hồi tháng 8 vừa qua.

Đăng ngày: 22/09/2023
Phát hiện chủng virus mới ẩn nấp ở nơi sâu nhất thế giới

Phát hiện chủng virus mới ẩn nấp ở nơi sâu nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện một loại virus mới ẩn nấp dưới đáy rãnh Mariana, nơi sâu nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 22/09/2023
Giống ngô sinh khối đầu tiên của Việt Nam cao gần bằng đèn đường

Giống ngô sinh khối đầu tiên của Việt Nam cao gần bằng đèn đường

Những thân cây giống ngô sinh khối đầu tiên của Việt Nam cao đến nỗi nhiều người không với tới bắp và ngọn thì gần chạm bóng đèn đường…

Đăng ngày: 21/09/2023
Bí ẩn cây

Bí ẩn cây "hóa thạch sống" bị đóng băng suốt 66 triệu năm

Cây thông Wollemi được cho là đã tuyệt chủng cách đây 2 triệu năm cho đến khi nó được một nhóm người phát hiện lại vào năm 1994.

Đăng ngày: 19/09/2023
Côn trùng chui vào quả sung bằng cách nào?

Côn trùng chui vào quả sung bằng cách nào?

Cầm những quả sung chín hấp dẫn trên tay, nhiều người không khỏi thắc mắc những con côn trùng chui vào quả sung bằng cách nào?

Đăng ngày: 15/09/2023
Cây trúc Henon - loài trúc 120 năm mới nở hoa một lần

Cây trúc Henon - loài trúc 120 năm mới nở hoa một lần

Hoa trúc henon chỉ nở một lần trong 120 năm, sau đó biến mất suốt nhiều năm và giới nghiên cứu không biết nó hồi sinh bằng cách nào.

Đăng ngày: 14/09/2023
Kiến lửa đỏ: Loài xâm lấn khét tiếng thế giới đã đến châu Âu

Kiến lửa đỏ: Loài xâm lấn khét tiếng thế giới đã đến châu Âu

Loài kiến lửa đỏ có tên khoa học là Solenopsis Invicta. Chúng có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng đã nhanh chóng lan rộng sang Mỹ, Mexico, vùng Caribbean, Trung Quốc và Australia trong thế kỷ qua.

Đăng ngày: 13/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News