Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được

Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.

Theo đó, chai rượu vàng này cùng với một vài chai rượu vỡ khác dùng làm đồ tuỳ táng, được các nhà khảo cổ học tìm thấy tại một ngôi mộ thời La Mã vào năm 1867. Hiện chai rượu cổ trên đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Palatinate ở Speyer, Đức.

Theo các chuyên gia, sở dĩ chai rượu có thể giữ chất lỏng ở bên trong là một phần nhờ vào việc được bịt bằng sáp, thay vì nút bần, thứ sẽ bị mục nát qua thời gian, đồng thời khiến rượu thoát ra ngoài. Thế nhưng, sau 1.700 năm, chất lỏng ở bên trong chai rượu có thể đã mất những đặc điểm của rượu và trở thành một loại hỗn hợp khác từ nho.

Ông Ludger Tekampe, người đứng đầu của nhóm bảo quản rượu vang ở Speyer, cho biết: "Không rõ điều gì sẽ xảy ra nếu không khí bị lọt vào trong rượu".

Nguyên nhân là chưa có ai xác định được chắc chắn chất lỏng ở bên trong chai là gì. Các chuyên gia sở dĩ chưa mở chai rượu này vì lo ngại chất lỏng sẽ bị hư hại.


Chai rượu vang 1.700 năm tuổi khiến nhiều chuyên gia ngạc nhiên vì lượng rượu ổn định bên trong. (Ảnh: Altera levatur)

Trên thực tế, bất chấp độ tuổi đáng kinh ngạc, lượng rượu ở bên trong chai vẫn cực kỳ ổn định. Đặc biệt, một lớp dầu olive dày để bảo quản rượu dường như đã phát huy được hiệu quả. Thậm chí, lớp dầu này thực tế còn chiếm nhiều chỗ ở trong chai hơn rượu.

Chai rượu vang 1,5 lít được trang trí công phu bằng các tay nắm lấy cảm hứng từ cá heo và có niên đại ước tính từ năm 325. Các chuyên gia cho rằng, nếu xét về mầm bệnh, có thể chai rượu này vẫn đủ an toàn để uống.

Bà Monkia Christmann, giáo sư về rượu vang, chia sẻ: "Xét về mặt vi sinh học, rượu này có thể không hư hỏng. Nhưng nó sẽ không mang lại niềm vui, sự thích thú về khẩu vị".

Vị chuyên gia này cho biết thêm, rượu ủ hay rượu để lâu có thể tăng chất lượng. Bởi vì dù rượu là một chất lỏng dễ hỏng, nhưng việc cho các loại đường, axit và tanin một chút thời gian để ủ ở bên trong chai thì có thể giúp tăng cảm giác ngon miệng và hương thơm hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Lời trần tình của kẻ

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"

Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?

55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News